ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người phụ nữ có quan hệ với cả Kennedy và kẻ ám sát
Friday, November 22, 2013 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nữ cố vấn Priscilla Johnson McMillan là người duy nhất biết cả tổng thống John F. Kennedy và Lee Harvey Oswald – gã sát thủ có cuộc sống khép kín với những mối quan hệ hiếm hoi.

Bà McMillan hiện 85 tuổi, từng là một nhà nghiên cứu của Havard, cũng là người từng làm việc cho vị tống thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Khi Kennedy còn là nghị sĩ, bà McMillan giúp việc ở vị trí cố vấn về vấn đề châu Á.

Bà McMillan

Năm 1959, bà đảm nhận trọng trách thông tin cho đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moscow (Nga), nơi bà gặp sát thủ Oswald vào ngày 11/11/1959.

Vào thời điểm đó, bà được nhân viên trong đại sứ quán cho biết: “Có một kẻ đào ngũ hiện đang cư trú trong khách sạn. Hắn ta không chịu nói chuyện với chúng tôi nhưng hắn có thể sẽ nói chuyện với bà bởi bà là phụ nữ”.

Nhân viên đó nói thêm: “Hắn ta nghĩ hắn là một người vĩ đại sẽ được ghi tên vào lịch sử”.

Oswald, một cựu thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, thời điểm đó đang tìm kiếm sự công nhận chính thức công dân Hoa Kỳ và sẽ chuyển sang Liên Bang Xô Viết. Hắn ta đã đồng ý cuộc phỏng vấn với McMillan cho tờ North American News Alliance. Họ đã có cuộc trò chuyện 6 giờ đồng hồ trong căn hộ tầng ba của bà tại khách sạn Metropol.

“Tôi cảm thấy tội nghiệp bởi anh ta có vẻ đang mất phương hướng và không chắc chắn điều anh ta muốn làm”, bà McMillan nhớ về khoảnh khắc đó sau 50 năm.

Kẻ ám sát sẽ thay đổi thế giới chỉ trong vòng 4 năm lúc đó trông giống “một sinh viên”.

“Oswald lúc đó vừa qua sinh nhật tuổi 20 nhưng anh ta trông còn trẻ hơn tuổi với cách ứng xử vụng về, xấu hổ, không có vẻ gì là khoa trương”.

Còn Kennedy là một người luôn tiến về phía trước, một người hùng khi trở thành tổng thống ở tuổi 43.

Cơ hội gặp gỡ với Oswald và thời gian dài đồng hành với Kennedy đã biến công việc trở thành một nhiệm vụ đối với bà McMillan sau vụ ám sát. Bà đã kết bạn với góa phụ của Oswald là Marina Porter, dần dần chuyển nơi ở từ Texas về sống chung với cô ta và viết cuốn sách “Marina và Lee – Một tình yêu dày vò và cái nhìn đa chiều trong vụ mưu sát John F. Kennedy của Lee Harvey Oswald”.

Hai vợ chồng Oswald rời Minsk trở về Hoa Kỳ vào tháng 6/1962. Chỉ hơn 1 năm sau, Oswald bị buộc tội ám sát Tổng thống

Hai vợ chồng Oswald trở về Hoa Kỳ vào tháng 6/1962.

Những thông tin trong cuốn sách nói về cuộc sống trắc trở và hôn nhân của Oswald, qua đó cho thấy cái nhìn của người trong cuộc. Được xuất bản lần đầu vào năm 1977, cuốn sách vừa được tái bản bởi nhà phát hành Steerforth với bìa sách là chân dung phác họa của Oswald đang bị ảo tưởng và sự căm ghét của toàn bộ người dân Mỹ.

“Anh ta lúc đó không muốn quay lại Mỹ”. McMillan cho biết rằng Oswald về cơ bản bị mất cân bằng nội tâm, bị hỗn loạn giữa mớ chằng chịt các tư tưởng và cuộc sống hôn nhân với Marina. Điều này tạo ra suy nghĩ tiêu cực dẫn đến kết cục bi thảm vào ngày 22/11/1963.

“Anh ta biết có điều gì đó bất thường với chính bản thân mình, nhưng anh ta còn có những thứ khác, những thứ to lớn”. McMillan nói: “Anh ta nghĩ rằng anh ta là một người vĩ đại, người sẽ được ghi tên vào lịch sử. Anh ta nói với tôi rằng anh ta muốn làm điều gì đó khiến người Mỹ phải suy nghĩ”.

Mặc dù có những giả thuyết Oswald không hành động một mình nhưng McMillan cho rằng hành động một mình lại dễ dàng hơn đối với Oswald bởi Oswald lúc đó có những rắc rối lớn. Anh ta gặp rắc rối trong hôn nhân với Marina và họ đã phải sống riêng trước đó một thời gian do Marina sợ bị Oswald đối xử bạo lực.

Trước thời điểm xảy ra vụ mưu sát, Oswald đã đến thăm vợ và hai con, tha thiết hy vọng tái hợp. Oswald đã hỏi Marina để dọn về sống chung nhưng cô đã từ chối.

Bị ruồng bỏ, Oswald đã để lại cho vợ con một số tiền cùng chiếc nhẫn cưới. Có vẻ, đó là thời khắc quan trọng khiến Oswald hạ quyết tâm hành động.

Bà McMillan nói: “Tôi nghĩ việc anh ta để lại chiếc nhẫn cưới chính vì anh ta muốn không liên lụy đến vợ bởi điều anh ta sắp sửa làm”.

Lee Harvey Oswald sinh ngày 18/10/1939 tại New Orleans. Hai tháng sau đó, Oswald được đưa tới trại mồ côi đến năm 3 tuổi rồi cùng gia đình chuyển đến Dallas vào năm 1944. Oswald lại cùng mẹ chuyển đến New York vào năm 1952. Trong quá trình phục vụ quân đội Mỹ, Oswald đã phải hầu tòa án quân sự 2 lần. Một lần do tự sát bằng súng trái phép, lần thứ hai là đánh nhau ở quán bar.

Năm 1959, Oswald rời bỏ đội Thủy quân lục chiến và đến Phần Lan rồi lên một chuyến tàu đến Moscow. Tháng 3/1961, Oswald gặp Maria Prusakova, một sinh viên khoa dược 19 tuổi. Sau một thời gian mệt mỏi với cuộc sống tại Nga, cả hai đã xin định cư tại Hoa Kỳ, cuối cùng, họ trở về Dallas.

Ngày 10/4/1963 Thiếu tướng Edwin Warlker (một cựu quân nhân chống cộng sản và phân biệt chủng tộc) bị bắn tỉa. Ủy ban Warren đã kết luận Oswald là thủ phạm. Cuối tháng 4/1963, chỉ vài ngày sau cuộc tấn công Walker, Oswald đến New Orleans. Tại đây, Oswald cho in và phát tờ rơi ủng hộ nhà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro và đánh lại những người biểu tình chống Castro.

Ngày 22/11/1963, tổng thống John F. Kennedy bị giết chết bởi 3 phát súng hướng ra từ tầng 6 của một khách sạn. Oswald bị cảnh sát Dallas bắt ngay sau đó dựa trên những mô tả về nghi phạm vụ ám sát.

Thăng Long (theo Foxnews)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.