ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Mỹ ‘từ chối’ Vương Lập Quân nhưng ‘cứu’ Trần Quang Thành?
Friday, October 18, 2013 1:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vì sao Mỹ từ chối Vương Lập Quân nhưng cứu Trần Quang Thành?
Nội dung nổi bật:
Cách Mỹ xử lý khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Trung qua 2 trường hợp Vương Lập Quân và Trần Quang Thành:

Với Vương Lập Quân: Ông Vương“từng tham nhũng và tàn bạo, là tay phải của Bạc Hi Lai”, lại chạy đến sứ quán Mỹ để tìm nơi an toàn khi bị cảnh sát trung thành với Bạc Hi Lai bao vây. Mỹ cho rằng việc ‘cứu’ ông Vương sẽ khiến tình hình trở nên nguy hiểm.

Với Trần Quang Thành: Phía Mỹ đồng ý để ông Trần tị nạn vì đối thoại chiến lược Mỹ – Trung đi vào bế tắc kéo dài. Ông này cho rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ giữ lời hứa bảo đảm an toàn cho gia đình ông. Sau đó, chính phủ Trung Quốc cũng cho phép ông Trần rời Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chia sẻ cách xử lý hai khủng hoảng ngoại giao trong quan hệ Mỹ – Trung năm qua là trường hợp về Vương Lập Quân và Trần Quang Thành.
Vương Lập Quân: “Không đáng được cho tị nạn”
“Khi cánh tay phải của Bạc Hi Lai, ông Vương Lập Quân xuất hiện tại lãnh sự quán (tại Thành Đô) và đề nghị xin tị nạn, ông ấy không phù hợp với bất kỳ điều kiện nào của Mỹ để được tị nạn” – bà Clinton nói. “Ông ta từng được ghi nhận đã có hành vi tham nhũng và tàn bạo, là người thừa hành mệnh lệnh của Bạc Hi Lai”.
Nguyên nhân ông Vương Lập Quân tìm đến đại sứ quán Mỹ đã được xác định do lo sợ bị Bạc Hi Lai lên kế hoạch thủ tiêu sau khi ông này biết rằng bà vợ của Bạc Hi Lai – Cốc Khai Lai – là chủ mưu trong vụ ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood. Trong một lần tranh cãi trước khi Vương chạy đến lãnh sự quán, Bạc Hi Lai đã tát bạt tai vào mặt ông Vương.
Video bà Clinton chia sẻ cách xử lý sự cố ngoại giao Vương Lập Quân và Trần Quang Thành
Vào thời điểm đó, bà Clinton cho biết: “Ông Vương muốn tìm cách chạy thoát đến một nơi an toàn. Tuy nhiên lãnh sự quán nhanh chóng bị nhiều cảnh sát bao vây. Họ là những người trung thành với Bạc Hi Lai hoặc muốn ghi điểm với cấp trên. Do vậy tình hình lúc này rất nguy hiểm”.
“Ông Vương nói rằng muốn chính phủ Bắc Kinh biết được sự thật, về những gì đã diễn ra. Chúng tôi đã trả lời có thể sắp xếp, và đây chính xác là điều chúng tôi thực hiện. Chúng tôi hành động rất cẩn trọng và cố gắng không gây phiền hà cho bất kỳ ai liên quan, nhưng cũng giải quyết tình huống chuyên nghiệp. Tôi cho rằng chúng tôi đã hành xử đúng đắn”.
Về sự việc Vương Lập Quân, ban đầu chính quyền tuyên bố rằng ông được “nghỉ phép” để tĩnh dưỡng. Sau đó, trong phiên tòa cuối năm 2012, ông Vương Lập Quân bị tuyên án 15 năm tù giam; còn Bạc Hi Lai đã nhận bản án tù chung thân vào tháng 9 năm nay nhưng đã tuyên bố sẽ kháng án.
Trần Quang Thành: “Phải giải quyết nhanh chóng”
Cuối tháng 4.2012, nhà hoạt động Trần Quang Thành trốn thoát khỏi cảnh giam lỏng ở nhà riêng tại tỉnh Sơn Đông và chạy trốn đến đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Sự kiện này diễn ra một tuần trước thời điểm Trung Quốc tổ chức đối thoại cấp cao hàng năm với Washington.
“Tôi nhận được cuộc gọi rất khuya để thông báo về sự việc của ông Trần Quang Thành. Chuyện này xảy ra khoảng một tuần trước đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên giữa hai nước, và lần này diễn ra ở Bắc Kinh. Khi đó, tôi hoàn toàn nhận thức được đây sẽ là vấn đề phức tạp trong quan hệ hai nước. Nhưng tôi tin rằng đây là dịp để chứng tỏ các giá trị Mỹ trong thực tế. Đây là một người xứng đáng được sự ủng hộ của Mỹ, cần được Mỹ quan tâm và bảo vệ” – bà Clinton nói.
Vì sao Mỹ 'từ chối' Vương Lập Quân nhưng 'cứu' Trần Quang Thành? (1)
Nhà hoạt động khiếm thị Trần Quang Thành và đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke (phải)
“Sau đó chúng tôi thông báo với phía chính phủ Trung Quốc rằng chúng tôi đang tiếp đón một công dân của họ và muốn trao đổi về vấn đề này. Tôi đã trao đổi với ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc rằng: ‘Đây là vấn đề trong mối quan tâm giữa quốc gia quí vị cũng như của chúng tôi. Chúng ta cần có biện pháp để cùng giải quyết vấn đề này’. Lúc đó, câu trả lời đầu tiên của ông ấy là ‘Chúng tôi không bao giờ muốn tiếp tục đề cập về người đàn ông này với bất kỳ ai. Chúng tôi không thể đàm phán’ ”.
Khi đó, bà Clinton đã thẳng thắn trả lời rằng: “Chúng ta buộc phải thảo luận, và chúng ta cần bắt đầu ngay bây giờ để sự việc được giải quyết trước khi cuộc họp giữa hai bên kết thúc”.
Bà Clinton kể rằng các đối tác Trung Quốc yêu cầu Mỹ không nên nêu lên vấn đề này trong các cuộc gặp với ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo (khi đó hai ông còn giữ chức chủ tịch nước và thủ tướng Trung Quốc), và Mỹ chấp nhận đề nghị này. Tuy nhiên hai ngày đối thoại chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn bị phủ bóng vì vấn đề Trần Quang Thành.
Ban đầu, hai bên đồng thuận rằng Trần Quang Thành sẽ được chuyển đến sống ở một nơi an toàn trong đại lục, và Trung Quốc không tiếp tục giám sát gia đình ông. Ngày 2.5.2012, bế tắc kéo dài gần một tuần được giải quyết khi đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke đi cùng ông Trần từ đại sứ quán đến một bệnh viện tại Bắc Kinh để điều trị các vết thương của nhà hoạt động này trong quá trình chạy trốn đến đại sứ quán.
Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị, ông Trần quyết định thay đổi suy nghĩ vì cho rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ giữ lời hứa bảo đảm an toàn cho gia đình ông. Do vậy ông muốn được rời khỏi Trung Quốc và đến Mỹ tị nạn. Chính phủ Trung Quốc sau đó tuyên bố rằng ông Trần có thể “ra nước ngoài du học”, và ông nhanh chóng lên máy bay rời Trung Quốc đến New York vào ngày 19.5.
Theo B.M.

Một thế giới

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.