ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đại gia phá sản vì hợp đồng khủng ký theo kiểu ‘đi đêm’
Wednesday, October 2, 2013 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ những ông chủ với khối tài sản kếch xù, nhiều người bỗng trắng tay và bị cuốn trong vòng xoáy lao lý. Từ những vụ kiện tụng “khủng” xảy ra hay các vụ vỡ hụi hàng trăm tỷ đồng… nhiều người mới nhận ra rằng, niềm tin quá lớn đối với đối tác, cộng với sự thiếu hiểu biết về pháp luật chính là con đang tự “cắt cổ” mình.

Bút sa… voi chết

Thời gian gần đây, người dân trên cả nước sững sờ trước sự việc ông Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc tập đoàn Y dược Bảo Long bị cơ quan điều tra bắt, di lý ra Hà Nội và tạm giam 3 tháng. Nguyên do, ông Khai bị bắt chắc có lẽ ai cũng biết đó là từ vụ mua bán lịch sử giữa hai thương hiệu Bảo Long – Bảo Sơn. Chiều 15/6, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP.Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Khai. Việc tống đạt quyết định được cơ quan điều tra thực hiện tại trụ sở công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long (ở xã Xuân Thới, huyên Hóc Môn, TPHCM). Ông Khai bị tạm giam để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép.

Nhiều người mất tiền tỷ chỉ vì hợp đồng sơ sài.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2011 đến nay, ông Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà tập đoàn Y dược Bảo Long đã bán cho tập đoàn Bảo Sơn ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tập đoàn Bảo Sơn đã mua cổ phần của các cổ đông tại tập đoàn Bảo Long với số tiền đã chuyển 227,5 tỷ đồng và phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng hơn 53.000m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất. Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Hữu Khai đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên.

Trước đó, do lâm vào cảnh nợ nần, mỗi tháng trả lãi đến 11 tỷ đồng, ông Khai đã muốn bán toàn bộ vốn cổ phần, tài sản doanh nghiệp, bản quyền thương hiệu cho ông Sơn. Và, ông Sơn cũng không ngần ngại xuất tiền ra mua. Ngày 3/3/2011, tại trụ sở của tập đoàn Y dược Bảo Long (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội), ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai đã ký bản hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS. Và, sau khi bản hợp đồng này được ký cũng chính là lúc “cuộc chiến” giữa hai ông Chủ tịch này bắt đầu. Trong khi ông Khai chờ đợi ông Sơn thanh toán toàn bộ số tiền cổ đông và thương hiệu, thì phía Bảo Sơn lại cho rằng số tiền 227,5 tỷ là tổng giá trị hợp đồng và họ đã làm tròn nghĩa vụ thanh toán. Từ những mâu thuẫn, ông Sơn đã kiện ông Khai ra tòa.

Được biết, đây chỉ là một trong những vụ lùm xùm tiền tỷ xuất phát từ những bản hợp đồng, giấy giao dịch, vay mượn. Thời gian qua, liên tục xảy ra hàng loạt vụ vỡ hụi ở TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn… gây xôn xao dư luận. Tại vụ vỡ hụi hàng trăm tỷ mới đây nhất ở TP. Lạng Sơn khiến nhiều người lao đao cũng được thực hiện dựa vào những tờ giấy vay mượn viết tay sơ sài. Chẳng ai có thể ngờ được, chỉ trong phút chốc, họ mất cả chục,  cả trăm tỷ chỉ vì những tờ giấy hay bản hợp đồng.

Hậu quả của hợp đồng tiền tỷ ký bằng… lòng tin

Trao đổi với PV, PGS.TS – chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên  Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả (bộ Tài chính) cho hay, tình trạng hợp đồng tiền tỷ được ký kết qua loa, có nhiều thiếu sót do sai phạm về câu chữ… diễn ra khá phổ biến. Khi đã tham gia kinh doanh, các doanh nghiệp phải hiểu rằng, bất cứ một bản hợp đồng nào cũng phải làm đúng theo luật, phải thực hiện đúng trình tự, quy tắc pháp lý. Trường hợp của hai ông chủ tịch Bảo Long và Bảo Sơn cũng là do những sơ hở “chết người” mà phải lãnh quả đắng. Vai trò của người làm chứng chỉ là một phần, còn hợp đồng kinh tế thoả thuận giữa hai bên, ít nhất phải có sự tham gia của cơ quan pháp lý đó là công chứng. Chính vì thế, đối với các công ty lớn, nếu không thực hiện đúng luật, cố tình hay vô ý làm ăn qua loa thì họ sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về việc làm của mình.

Từ thực trạng trên, vị chuyên gia này đưa ra hàng loạt hậu quả khi các công ty cố tình ký kết hợp đồng một cách qua loa. PGS.TS Long nhấn mạnh: “Pháp luật không thừa nhận giao dịch đó. Một khi hợp đồng không được thừa nhận, nó là vô hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nào ở thế yếu thì đương nhiên sẽ mất. Nếu trước đó, giao dịch của hai bên được công chứng hoặc có sự xác nhận của cơ quan chức năng thì chắc chắn họ sẽ được bảo vệ trước pháp luật”.

Theo ông Long, hiện nay, nhiều công ty đã lầm tưởng rằng, không có sự can thiệp của cơ sở pháp lý, hay đơn vị trung gian như ngân hàng là sẽ trốn được việc nộp thuế. Tuy nhiên, việc đóng thuế còn do thỏa thuận giữa hai bên và chính người mua cũng phải chịu khoản thuế không nhỏ chứ không phải riêng người bán. Hợp đồng chuyển nhượng chỉ thoả thuận giữa hai bên thì khi có “sự cố” xảy ra, hay có hoạt động giao dịch nào đó thì hợp đồng đó vô hiệu. Những điều khoản hai bên cam kết sẽ không có hiệu lực khi họ muốn thực hiện các ý đồ làm ăn. Khi đó họ sẽ phải nhờ toà án can thiệp. Bên nào đúng pháp luật, ở thế mạnh hơn sẽ thắng, còn đơn vị nào sai phạm nhiều hơn sẽ bị thiệt thòi. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp khi đưa ra toà, hai bên đều “dính” những sai phạm. Lúc đó, cả hai đều rơi vào những rắc rối do chính mình “vẽ ra”.

Đưa ra nhận định về nguyên nhân khiến nhiều đại gia thực hiện các hợp đồng tiền tỷ một cách qua loa, PGS.TS – chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu quan điểm, tình trạng trên không chỉ do nể nang giữa các bên mà còn do lòng tin đối với đối tác quá lớn. Phía đối tác lại tạo ra cho mình một vỏ bọc quá lớn với nhà lầu, xe hơi, tài sản tiền tỷ… Không chỉ có thế, họ còn dùng “quyền lực mềm” để tạo ra ảnh hưởng, giúp đỡ cho người kia để họ có thêm lòng tin rồi thu phục họ làm theo ý đồ của mình.

PGS.TS – chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

“Bẫy nhau” chỉ bằng một chữ

Cùng trao đổi với PV báo Người đưa tin, luật sư Nguyễn Huy An (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: “Ở nước ngoài, trong bất cứ bản hợp đồng giao dịch, mua bán nào, các công ty, doanh nghiệp, người dân đều liên hệ với luật sư tư vấn. Thậm chí, có doanh nghiệp còn ủy quyền cho luật sư tham gia vào việc ký những bản hợp đồng của mình. Khi đó, luật sư sẽ nghiên cứu từng câu, chữ trong bản hợp đồng và tư vấn đúng luật cho thân chủ. Thương trường là chiến trường, nhiều khi người ta “bẫy nhau” chỉ bằng một chữ. Chính vì vậy, nếu ai không hiểu luật dễ dàng rơi vào bẫy. Tuy nhiên, trái với việc thuê, tư vấn từ luật sư, doanh nghiệp, người dân Việt Nam thích ký những bản hợp đồng kiểu “đi đêm” để tránh việc đóng các loại thuế. Và, chính những cái lợi nhỏ này đã dẫn đến những vụ kiện cáo lớn. Thực tế cho thấy, nhiều người đã mất cả gia sản, trắng tay vì những bản hợp đồng ký tắt này”.

Cũng theo luật sư Huy An, trong vụ việc lùm xùm giữa ông Nguyễn Hữu Khai và ông Nguyễn Trường Sơn cho thấy, bản hợp đồng “đi đêm” của họ khiến cho cả hai cùng… khổ sở. Chẳng ai ngờ được bản hợp đồng trị giá cả mấy trăm tỷ đồng nhưng chỉ có hai người ký tắt với nhau. Đáng lẽ ra, với bản hợp đồng “khủng” như vậy, ông chủ của hai tập đoàn nên ký trước mặt báo giới và có sự làm chứng bằng con dấu của các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, việc ông Khai bán 100% cổ phần cho ông Sơn là sai luật. Bởi vì, ngoài việc ông Khai và bà Hằng (vợ ông Khai) còn có các cổ đông khác. Chính vì thế, khi bản hợp đồng này ký kết, nếu các cổ đông khác khẳng định chưa nhận được tiền thì chính ông Sơn sẽ phải trả họ số tiền trên. “Tôi khẳng định, nếu ông Sơn và ông Khai thuê luật sư tư vấn thì sẽ không có bản hợp đồng này. Nếu có, bản hợp đồng sẽ không sơ sài và có kiện tụng như hiện nay”, luật sư Huy An khẳng định.        

Nhiều doanh nghiệp coi luật sư như… “cây cảnh”

PGS.TS Long khẳng định: “Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi luật sư giống như “cây cảnh”. Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ thuê họ cho có chứ không thấy hết tầm quan trọng của đội ngũ này. Điều đó thể hiện tâm lý manh mún, làm ăn nhỏ lẻ, không tuân thủ luật pháp của một số doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng trên cũng xuất phát từ thực tế các hoạt động làm ăn chưa công khai chưa minh bạch, kỷ cương pháp luật chưa được nghiêm minh”.

P.Hạnh – V.Chương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.