ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chỉ còn một ngày nữa, nước Mỹ sẽ vỡ nợ
Wednesday, October 16, 2013 0:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những nỗ lực của các nhà lập pháp Mỹ nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ đã rơi vào hỗn loạn vào hôm thứ Ba. Chỉ còn một ngày để nước Mỹ quyết định liệu có nâng trần nợ và tìm kiếm các khoản tiền chi trả cho các hoạt động của chính phủ hay không. 

Cuộc đàm phán hỗn loạn nhằm chấm dứt bế tắc tài chính của Mỹ đã thất bại khi vẫn không thể đưa ra được một thỏa thuận, đẩy Quốc hội và Tổng thống Barack Obama vào tuyệt vọng trong việc mở cửa chính phủ trở lại và nâng giới hạn nợ của nước này trước thời hạn cuối cùng sẽ đến vào thứ Năm (17/10).

Cả hai vấn đề đòi hỏi sự chấp thuận của cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ. Trong suốt quá trình đàm phán kéo dài hơn 10 ngày qua, mặc dù cả phe Dân chủ Thượng viện và Cộng hòa ở Hạ Viện đều tỏ ra quyết tâm chấm dứt bế tắc, tuy nhiên, họ đều không chịu nhường bước trước những yêu cầu của phe đối diện.

Trong một động thái mới đây nhất hôm thứ Ba (15/10), phát ngôn viên cho lãnh đạo đa số Thượng viện Harry Reid và lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell cho biết các cuộc đàn phán đã được tổ chức trở lại. Một phát ngôn viên của ông Reid cho biết hai nhà lãnh đạo “rất lạc quan rằng một thỏa thuận là trong tầm tay” nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner

Sự không chắc chắn đã khiến Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch cảnh báo sẽ cắt giảm xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống AAA, với lý do chính trị nhiều hơn là vấn đề trần nợ của chính phủ liên bang. Hành động của Fitch nhấn mạnh rằng các trình điều khiển mặc định của Washington sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế đã đến, khiến cho các chỉ số chứng khoán trong tương lai của Mỹ xuống thấp.

Phe đảng Cộng hòa ở Hạ viện đã khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ khi không thể đưa ra được một thỏa thuận đáp ứng được yêu cầu của phía Tổng thống Obama, đảng Dân chủ ở Thượng viện với Tea Party – các đảng bảo thủ tìm mọi cách thay đổi luật chăm sóc sức khỏe do ông Obama ban hành trước khi họ đồng ý nhượng bộ về các vấn đề ngân sách.

Sự hỗn loạn dấy lên câu hỏi về những gì mà cuối cùng Hạ viện sẽ làm để vượt qua bế tắc. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các thành viên của mình ở cả hai viện để cố gắng đảm bảo rằng cơ chế vỡ nợ mặc định không xảy ra và đưa chính phủ hoạt động trở lại”, Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói với các phóng viên sau khi cuộc họp kết thúc.

Nếu trong thứ Năm tới, Quốc hội Mỹ vẫn không đạt được thỏa thuận, trong một thời gian ngắn, người lao động, người hưởng trợ cấp thất nghiệp và chủ nợ trái phiếu sẽ vẫn được trả tiền. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng cơ chế vỡ nợ mặc định sẽ buộc chính phủ phải làm theo có khả năng sẽ gây ra tình trạng đóng băng trong các lĩnh vực tài chính Mỹ và đe dọa nền kinh tế toàn cầu.

Bộ Tài chính Mỹ đã dựa vào báo cáo của Fitch để tạo áp lực lên Quốc hội: “Thông báo này phản ánh mức độ khẩn cấp mà Quốc hội phải hành động nhằm loại bỏ các mối đe dọa vỡ nợ treo lơ lửng trên nền kinh tế”, một phát ngôn viên của Bộ này cho biết.

Sau khi Fitch đưa ra thông báo, chỉ số S&P 500 của Mỹ đã giảm 9,6 điểm, trong khi chỉ số Dow Jones giảm 60 điểm và Nasdaq 100 giảm 7,5 điểm.

Trong vài giờ tới, mọi con mắt sẽ đổ dồn tập trung hướng về Chủ tịch Hạ viện John Boehner và xem liệu ông này có đồng ý với những yêu cầu của phe bảo thủ trong đảng của ông hay không.

Những yêu cầu từ cả hai phe trong Quốc hội Mỹ đã dẫn đến tình trạng đóng cửa chính phủ từ ngày 1/10, khiến hàng trăm nghìn nhân viên chính phủ buộc phải nghỉ việc tạm thời.

Hôm thứ Ba, đảng Cộng hòa ở Hạ viện ban đầu đã thông qua một kế hoạch tương tự như Thượng viện đã đưa ra, đồng ý thông qua khoản ngân sách dành cho chính phủ tới ngày 15/1 và tăng trần nợ vượt mức 16,7 nghìn tỷ USD lên mức đủ để trang trải các khoản vay của quốc gia qua ngày 7/2.

Tuy nhiên, Hạ viện đã yêu cầu thêm việc tạm dừng thu thuế thiết bị y tế và luật chăm sóc sức khỏe đã được Tổng thống Obama thông qua trong 2 năm, và đề nghị các thành viên Quốc hội và chính quyền phải được bảo vệ theo luật.

Cả 2 đề nghị của Hạ viện đều không cho phép Bộ Tài chính Mỹ thay đổi các biện pháp quản lý tiền mặt bất thường để dãn lãi suất vay hàng tháng – kế hoạch đã được Thượng viện Mỹ thông qua.

Một cuộc thăm dò của tờ Washington Post và ABC News cho thấy có khoảng 74% người Mỹ không tán thành cách mà phe Cộng hòa ở Quốc hội xử lý bế tắc, trong khi mức này đối với chính quyền của Tổng thống Obama là 53%. Một nghiên cứu khác được Gallup công bố hôm thứ Ba cho thấy niềm tin của người Mỹ vào nền kinh tế đất nước đã giảm thêm 5 điểm trong tuần qua kể từ khi chính phủ đóng cửa kéo dài.

Đây là cuộc khủng hoảng mới nhất trong hàng loạt cú đánh vào ngân sách Mỹ trong những năm gần đây. Nó đã làm tổn thương niềm tin tiêu dùng và tạo áp lực lên nền kinh tế. Những rối loạn của chính quyền cũng như Quốc hội Mỹ cũng đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng lên 0,6%, tương đương với 900.000 việc làm đã mất đi so với từ cuối năm 2009.

Minh Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.