Nếu mọi thỏa thuận đều êm xuôi thì trong một vài tháng nữa thế giới sẽ có một tổ chức lớn nắm quyền can thiệp đến mọi hoạt động thương mại, từ những vụ thầu ở Úc đến loại chỉ mà các thợ may Việt nam được sử dụng. Vùng thương mại này trải dài từ Mỹ đến New Zealand, từ Nhật Bản đến Peru, có thể sẽ là “Hiệp định thương mại thế kỷ”, hay nói cách khác, là bước tiến quan trọng nhất cho mậu dịch tự do trong hai thập niên tới.
Song Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thực chất nhằm mục đích gì? Có ý kiến cho rằng, đó là “tiêu chuẩn vàng” của các vụ thương thuyết. Họ cho rằng, câu lạc bộ 12 thành viên theo đuổi tự do thương mại, đứng đầu là Mỹ, có thể tạo ra một cú huých cho vòng đàm phán đa phương Doha đang ngưng trệ.
Những người phản đối thì cho rằng TPP thể hiện sự thâu tóm quyền lực của các tổ chức lớn hòng gây nguy hại cho anh ninh lương thực, tiếp cận thuốc, cũng như tinh thần đoàn kết dân tộc.
Một số ý kiến khác cho rằng Hiệp định này không hợp lý, hoặc ít nhất cũng là chiến lược địa chính trị của Mỹ để tái xâm nhập vào ngành may mặc tự do thương mại của châu Á.
Từ một Hiệp định thương mại do Brunei, Chile, New Zealand và Singapore khởi xướng, năm 2008 TPP đã chuyển biến sang một hình thức khác, khi Mỹ bày tỏ quan tâm đến Hiệp định này. Từ đó, TPP đã mở rộng tới 12 thành viên, trong đó kết nạp thêm Úc, Canada, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam, Nhật Bản. Đặc biệt, Nhật vốn được coi là nước “bảo thủ” trong quá trình tự do thương mại, đã gây nhạc nhiên khi tham gia vào quá trình thương thuyết. Sự gia nhập của Nhật Bản mang đến hiệu quả lớn cho nhóm các thành viên chiếm 2/5 sản lượng toàn cầu và 1/3 giao dịch thương mại quốc tế.
Thứ năm tuần trước, với tư cách là nhà đàm phán cấp cao tại vòng đàm phán TPP cuối cùng ở Washington, tổng thống Barack Obama đã phát biểu: “Mỹ đã đi được một đoạn đường dài để đưa Hiệp định đến thành công. Từ đây sẽ mở ra cơ hội cho những thị trường bị bó hẹp bởi những quy định nghiệm ngặt, đồng thời có mối quan hệ mật thiết với các công ty Mỹ”.
Đối với Washington, TPP thể hiện nhiều mục tiêu. Thứ nhất là để làm mới những quy tắc của WTO vốn không đổi từ năm 1994.
Thứ hai, tăng ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á, giảm quyền “bá chủ” của Trung Quốc.
Thứ ba là để tìm một phương thức thay thế hoặc thúc đẩy vòng đàm phán Doha bằng cách tạo áp lực cho nhiều quốc gia tham gia khu vực thương mại tự do. Nếu như Mỹ “một công đôi việc” có thể tích hợp thỏa thuận thương mại tự do đang theo đuổi với châu Âu, thì các nước chiếm 2/3 sản lượng toàn cầu sẽ là đối tác của Mỹ.
Về mặt lý thuyết, Washington khẳng định Hiệp định TPP có thể đạt được thỏa thuận trong năm nay với hy vọng đột phá ở cuộc họp Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vào tháng tới tại Bali.
Song trong thực tế, hầu hết mọi người đều biết rằng đây là điều không thể và các cuộc đàm phán sẽ phải kéo dài đến tận năm sau. “Mỗi nước đều có một hay nhiều vấn đề riêng cần phải giải quyết”, ông Michael Froman, đại diện thương mại của Mỹ thừa nhận. Không chỉ một trong 29 chương trong bản thỏa thuận vô cùng phức tạp đã khép lại, mà những vấn đề gai góc nhất cũng vẫn đang để bỏ ngỏ.
Những mục tiêu được trính dẫn của TPP nhằm phát triển thương mại về chiều sâu qua các vấn đề cần giải quyết như: việc mua ngoài của Nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, TPP cũng nhằm làm mới các ký kết thương mại sau thời điểm phát triển WTO, gồm thương mại điện tử, điện toán đám mây cùng với các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Đối với những người ủng hộ, TPP sẽ giúp phá bỏ các hàng rào phi thuế quan, đồng thời gia tăng sức ép cho các quốc gia như Nhật Bản và Việt Nam phải “nhượng bộ” một số quyền lợi trong nước vốn bất di bất dịch.
Đối với những người phản đối, TPP đại diện cho sự “ăn mòn” quyền làm chủ lợi ích trong các hoạt động kinh doanh lớn. Những người phản đối cũng phàn nàn rằng các cuộc đối thoại đã diễn ra trong không khí bí mật “bài dân chủ”.
Mitch Jones, giám đốc chương trình tài nguyên chung tại tổ chức phi lợi nhuận Food & Water Watch của Mỹ, cho rằng những thỏa thuận thương mại tự do mang lại ít lợi ích cho quỹ lương bình quân của Mỹ. Tệ hơn, Hiệp định TPP sẽ hạ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bởi Mỹ sẽ chấp nhận nhập khẩu các sản phẩm, trong đó có hải sản từ Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn an toàn hiện hành của Mỹ.
Những người ủng hộ Hiệp định TPP lo lắng những nguyên tắc cơ bản ban đầu sẽ bị hạ thấp trong các cuộc đàm phán, giờ đã ở vòng 19. Với một số quốc gia như Việt Nam và Singapore đến Mỹ và Nhật Bản, những điều lo lắng có thể rất dễ xảy ra.
Đại diện thương mại Mỹ nhấn mạnh Hiệp định TPP phải vượt lên trên những thỏa thuận thương mại bình thường, thiết lập những tiêu chuẩn cao và các nguyên tắc mạnh mẽ. Có quá nhiều quyền lợi mâu thuẫn khiến những “tiêu chuẩn cao” mà ông Froman đề cập khó có thể đạt được. Danh sách những vấn đề tranh cãi khá dài:
● TPP muốn luật sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn những tổ chức khác. Các nước nghèo hơn e sợ rằng những điều kiện như vậy sẽ khiến họ gặp gặp khó khăn trong việc sử dụng các loại thuốc gốc, khiến người dân không thể tiếp cận với các loại thuốc cứu mạng sống. Ngoài ra, những quy định nghiêm ngặt của luật sở hữu trí tuệ được đánh giá chỉ để làm lợi cho các nước phát triển hơn là các nước nghèo, bởi những nước có điều kiện kinh thế kém hơn thường sẽ tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật qua việc sao chép. Do đó, theo ý kiến của nhóm phản đối thì đây là chiến thắng cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải tự do thương mại.
● Thỏa thuận muốn điều tiết vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, không nằm ngoài mục đích đưa các doanh nghiệp này vào sân chơi công bằng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi xin giấy phép, đấu thầu hay nhận rót vốn từ nhà nước. Điều này được coi như là đòn tấn công vào chủ nghĩa tư bản nhà nước ở những quốc gia như Trung Quốc. Thậm chí ở Nhật Bản, bưu điện nằm trong tay nhà nước và ở Mỹ, hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac thuộc quyền quản lý nhà nước cũng có thể không đáp ứng được một số quy định trong bản thỏa thuận.
● TPP kêu gọi giải quyết những vụ tranh chấp của các nhà đầu tư mà theo lý thuyết sẽ cho phép các công ty kiện kính phủ nếu họ bị đối xử không công bằng. Úc đã cho rằng điều khoản này sẽ làm yếu đi quyền tự chủ của các công ty đa quốc gia. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho các công ty dầu khí kiện nhà chức trách địa phương đã đưa ra các quy định ngặt nghèo về môi trường. Canada đã dấy lên mối lo ngại rằng các công ty thuốc lá có thể sử dụng những kêu gọi của TPP để kiện chính phủ đã đưa ra các quy định cấm thuốc lá. Thủ lĩnh phe đối lập ở Malaysia, ông Anwar Ibrahim đã miêu tả Hiệp định TPP như là một nỗ lực của Mỹ nhằm áp mô hình kinh tế lên những quốc gia không sẵn sàng gia nhập.
● Như ở hầu hết các cuộc thương thuyết, mỗi nước đều tìm kiếm những ngoại lệ cho các ngành nhạy cảm. Nhật được tạo điều kiện tham gia vào các buổi tọa đàm trên cơ sở sẽ bỏ chế độ bảo hộ ngành nông nghiệp đã già cỗi. Tuy nhiên các nhà đàm phán Nhật trong những lần tọa đàm tại Brunei vào tháng 7 vừa qua, đã bày tỏ những mong muốn ưu tiên cho năm mặt hàng nông nghiệp “khan hiếm” gồm: gạo, lùa mì, thịt bò, sản phẩm từ sữa và đường. Canada và Mỹ đều muốn bảo hộ cho các sản phẩm từ sữa trước tiềm năng cạnh tranh lớn của NewZealand. Việt Nam bày tỏ mong muốn được ưu tiên cho ngành dệt may, từ đó có thể xâm nhập miễn thuế vào thị trường Mỹ trong khi vẫn tiếp tục sử dụng chất liệu sợi sản xuất từ các nước phản đối TPP, đặc biệt là Trung Quốc.
Để thuyết phục tất cả 12 nước thành viên đồng thuận với một chương trình nghị sự như vậy là quá khó. Trung Quốc nhận được rất nhiều đề nghị tham gia TPP với lập luận như: đất nước chỉ có một Đảng duy nhất như Việt Nam là một thành viên được đón chào, thì Trung quốc khó có thể tách biệt khỏi Hiệp định này. Sự vắng mặt của Trung Quốc rất đáng lưu tâm. Các thành viên của TPP cho rằng những lời cáo buộc về âm mưu cô lập Trung quốc là hoàn toàn không có cơ sở logic. Các nước đều không hề muốn đánh liều vứt bỏ cơ hội để tiếp cận thị trường Trung Quốc. Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm đối với TPP kể từ khi các cuộc thương thảo đi đúng tiến trình và nhịp độ.