ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khắc phục khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu lúa gạo
Saturday, September 7, 2013 17:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Nguồn cung lúa gạo thế giới dồi dào đã khiến giá gạo lao dốc, tình hình tiêu thụ, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Bất lợi đầu ra

Tình hình gạo thế giới đang diễn biến bất lợi cho gạo Việt Nam. Yếu tố lớn nhất là ảnh hưởng bởi dư thừa lương thực do các nước đang thu hoạch như: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan… Ảnh hưởng trực tiếp là vấn đề xả tồn kho của gạo Thái Lan. Hiện giá gạo đang có chiều hướng xuống thấp. Vì vậy, khách hàng hoãn ký hợp đồng, hoặc ký rồi cũng hoãn nhận hàng.

Giá gạo Thái Lan hiện nay so với Việt Nam chênh lệch không lớn (giá gạo tồn kho khoảng 380 USD/tấn, giá xuất cũng chỉ 400-420 USD/tấn). Ấn Độ cũng đang tiếp tục giảm giá xuống còn khoảng trên 400 USD/tấn. Yếu tố bất lợi là Ấn Độ rất gần với thị trường châu Phi- thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung Quốc- nên sẽ ảnh hưởng đến thị trường của Việt Nam. Tại thị trường Trung Quốc, thương nhân tiếp tục đợi giá thấp mới mua… Vụ Châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) khuyến cáo, nếu các hợp đồng ký với điều kiện lỏng lẻo, thì phía thương nhân Trung Quốc rất có thể hủy các hợp đồng này khi giá gạo xuống.

Đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tình hình xuất khẩu gạo tháng 8 tương đối xấu. Tính đến ngày 29/8, mới xuất khẩu được 521 ngàn tấn, không đạt so với kế hoạch 750 ngàn tấn. Liên tục 2 tháng qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam không đạt chỉ tiêu. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt trên 5,5 triệu tấn, với giá trị khoảng 2,522 tỷ USD. So với cùng kỳ giảm 11,4% về lượng, giá giảm 3,2% và giảm 14,2% về kim ngạch. Tình hình này, 4 tháng còn lại phấn đấu đạt 7,5 triệu tấn là rất khó.

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Trước thực trạng này, VFA đã có những giải pháp tích cực gỡ khó như: Tiếp tục đàm phán để có được các hợp đồng lớn, giá tốt, nhằm kéo các hợp đồng thương mại giá thấp; cố gắng giữ giá sàn để theo dõi thêm; động viên các doanh nghiệp giữ hàng hóa lại trong khi khó khăn, không bán đổ bán tháo làm tình hình xấu thêm… Hy vọng, các thị trường truyền thống có thể khởi động lại giữa tháng 9, nếu thị trường lớn trở lại thì tình hình sẽ khả quan hơn.

Về tình trạng hủy hợp đồng, VFA yêu cầu doanh nghiệp báo cáo nguyên nhân để tìm giải pháp. Song song với đó là khuyến cáo các doanh nghiệp cẩn trọng trong việc giao kết, đặc biệt với thương nhân Trung Quốc để tránh bất lợi khi tranh chấp hợp đồng xảy ra.

Nhằm hạn chế những khó khăn trước mắt, VFA đã có kiến nghị gửi các bộ, ngành trình Chính phủ xin gia hạn hỗ trợ lãi suất tạm trữ vụ hè thu thêm 1 tháng, tránh tình trạng hết thời hạn tạm trữ các doanh nghiệp bán đổ, bán tháo. VFA đề nghị Chính phủ nghiên cứu cho mua tạm trữ thêm đợt 3 khoảng 300 ngàn tấn qui gạo cuối vụ hè thu và thu đông. Về lâu dài, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tư pháp sớm trình quy chế tạm trữ cho các năm kế tiếp (trước đây khi giá xuống thấp mới triển khai tạm trữ). Hiện Bộ Nông nghiệp đã dự thảo quy chế, đang lấy ý kiến các bộ, ngành.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.