ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ý nghĩa chân thực của Tứ Đức – Cội nguồn hạnh phúc cho người phụ nữ
Saturday, June 6, 2020 2:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ý nghĩa chân thực của “Tứ Đức” thật đẹp đẽ tốt lành, là suối nguồn hạnh phúc cho người phụ nữ cả xưa và nay.

Người Việt Nam chúng ta không xa lạ gì với “tam tòng, tứ đức”, trong đó “tứ đức” được xem là khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ trong xã hội truyền thống. Tuy nhiên, dòng chảy thời gian và quan niệm hiện đại đã khiến thế hệ chúng ta ngày một cách xa và hiểu lầm về nội hàm của “tứ đức”, một bộ phận giới trẻ còn cho đó là những áp đặt lỗi thời và khắc nghiệt. Bài viết này xin được làm một làn gió mát, mong sao vén lớp mây mù để trông thấy trời xanh, khích lệ phụ nữ hôm nay học theo trí tuệ của tổ tiên, đây chính là suối nguồn hạnh phúc của cuộc đời bạn.

“Tứ đức” thường được người Việt Nam biết đến là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. “Công” thường được hiểu là nữ công gia chánh, đảm đang việc nhà; “Dung” là dung nhan, nhan sắc, vẻ ngoài xinh đẹp; “Ngôn” là ngôn từ, lời nói dịu dàng dễ nghe; và “Hạnh” là đức hạnh. Cách hiểu này thực ra chưa hoàn toàn chuẩn xác.

Nguyên gốc của “tứ đức” là Phụ Đức, Phụ Dung, Phụ Ngôn và Phụ Công, được đề cập đến trong sách “Chu Lễ”, sau đó được giảng giải chi tiết trong “Nữ Giới” – một kinh điển dành cho phụ nữ được viết bởi nữ học giả Ban Chiêu thời Đông Hán. Ban Chiêu là một nữ hào kiệt, đồng tác giả bộ “Tiền Hán thư” với anh trai bà là Ban Cố. Đặng Thái Hậu của triều Hán rất coi trọng bà, ra ý chỉ mời bà vào cung làm vị Nữ Sư, ban tặng cho bà danh xưng là Đại Gia. Hoàng hậu và các quý nhân của triều Hán đều xem bà là thầy mà phụng sự.


Ảnh minh hoạ.

Trong “Nữ Giới”, Ban Chiêu dành riêng một chương “Phụ Hạnh” để giảng giải tường tận về tứ đức của người phụ nữ. Xin được giới thiệu nguyên văn cùng quý vị độc giả.

Chương 4: Đức hạnh phụ nữ – Ban Chiêu

Trong đời sống hằng ngày, phụ nữ có bốn quy phạm hành vi cần phải có là: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung và phụ công.

Phụ đức không hẳn là phải tài hoa hơn người, thông minh tuyệt đỉnh. Phụ ngôn không phải là khéo nói, miệng mồm nhanh nhẩu, biện tài hơn người. Phụ dung không phải là nhan sắc mỹ lệ rung động lòng người. Phụ công không phải là kỹ xảo điêu luyện hơn người.

Tao nhã, hiền thục, thanh khiết, trầm tĩnh, cung kính, cẩn thận, giữ tiết tháo, cử chỉ đoan chánh, tâm biết hổ thẹn, lời nói, việc làm đều có quy củ, phù hợp lễ nghi, đây chính là phụ đức.

Suy nghĩ ba lần rồi mới nói, lựa lời hay mà nói, không nói lời khó nghe. Cho dù là lời tốt cũng phải chọn thời điểm thích hợp mới nói ra, sẽ không khiến người phản cảm, đây chính là phụ ngôn.

Y phục dù cũ hay mới cũng phải giặt cho sạch sẽ, tắm gội đúng lúc, giữ thân thể thanh khiết sạch sẽ, phục sức tươi tắn chỉnh tề, đây chính là phụ dung.

Chuyên tâm may vá, dệt vải, không nói đùa cười cợt với người khác, chuẩn bị rượu và thức ăn ngon, tiếp đãi khách chu đáo, đây chính là phụ công.

Phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công là bốn đức hạnh quan trọng của phụ nữ, một điều cũng không thể thiếu. Làm được bốn điều này không hề khó, chỉ cần chân thật dụng tâm là có thể làm được. Người xưa nói: “Đức nhân có xa ta không? Chỉ cần khởi tâm muốn làm điều nhân thì sẽ có nhân thôi”. Đạo lý chính là như thế.

Cảm ngộ

Ban Chiêu đã giảng giải rõ ràng về đức hạnh cần có của người phụ nữ, mà bất kỳ ai chân thật dụng tâm cũng có thể làm được. Ngày nay, chỉ có định nghĩa “phụ công” là cần mở rộng ra ngoài phạm vi “may vá, dệt vải”, còn tất cả những điều khác vẫn vẹn nguyên giá trị. Suy ngẫm một chút, ta cảm thấy những biểu hiện bên ngoài của phụ dung, phụ ngôn, phụ công, đều xuất phát từ sự tu dưỡng nội tâm của phụ đức mà ra. Một người phụ nữ “Tao nhã, hiền thục, thanh khiết, trầm tĩnh, cung kính, cẩn thận, giữ tiết tháo” thì ắt “lời nói, việc làm đều có quy củ, phù hợp lễ nghi”. Như vậy, vẫn là cần tu từ cái gốc, cái tâm này.

Nói về tâm cảnh cần có của người phụ nữ, sách “Nữ Giới” đã ngay từ chương đầu tiên mà đặt định rõ ràng. Chương này tên là “Ti Nhược”. “Ti” nghĩa là khiêm hạ, “Nhược” nghĩa là dịu dàng. Khiêm hạ và dịu dàng đại biểu cho hai đức hạnh quan trọng nhất của phụ nữ. Khiêm hạ là đức hạnh “hậu đức tải vật”, Đất Mẹ có đức dày nên mới mang chở và nuôi dưỡng vạn vật sinh sôi. Dịu dàng là chỉ đức hạnh “thượng thiện nhược thủy”, nước là thứ mềm mại nhất thế giới, thế nhưng nó có đức thiện, nên nước có thể bào mòn cả núi đá, vĩnh viễn bất bại. Như vậy, cái gốc đức hạnh của người phụ nữ là ở sự khiêm hạ và dịu dàng, nhu thuận.


Trưởng Tôn hoàng hậu cung kính, nhu thuận can gián hoàng đế Đường Thái Tông.

Lý luận đấu tranh thời hiện đại cổ xuý phụ nữ phải mạnh mẽ, độc lập, có chủ kiến, không nên hạ mình thuận theo người đàn ông, phải “chiếm nửa vùng trời”. Thực ra, tổ tiên dạy chúng ta khiêm hạ không phải là luồn cúi, dịu dàng không phải là yếu đuối, và nhu thuận không phải là nhắm mắt phục tùng vô nguyên tắc. Nữ giới cũng có trí tuệ, nhận định đúng sai, thiện ác dựa trên đạo lý, chuẩn tắc làm người cơ bản Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, nhưng trong tâm họ cần có sự cung kính, nét mặt cử chỉ ôn hoà, lời nói dịu dàng thiện lương, biết thuận theo bản tính của người đối diện mà xử sự, can gián. 

Thời xưa có hoàng đế Đường Thái Tông là bậc minh quân, cẩn thận lắng nghe lời can gián để tu đức, sửa mình. Thế nhưng có lúc đại thần Ngụy Trưng giữa triều đình nói rất trực ngôn, không nể mặt Thái Tông chút nào, khiến ông không có đường lùi. Một lần, hoàng đế vô cùng tức giận, trở về cung vừa đi vừa nói: “Sớm muộn ta cũng phải giết hắn”. Trưởng Tôn hoàng hậu biết chuyện, không nói năng gì trở về hậu cung, sau đó mặc triều phục, mũ phượng xiêm mây, đến yết kiến Thái Tông, rồi hành lễ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.