ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Gia Cát Lượng 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn nhưng vẫn không thể tiêu diệt Tào Ngụy? (Kỳ 1)
Friday, June 5, 2020 0:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những năm 228 – 234, Gia Cát Lượng nhiều lần đem quân Bắc phạt Tào Nguỵ mà vẫn không thành công. Quân Tào cũng phản công vài lần nhưng bất thành. Cuối cùng, Thừa tướng Gia Cát Lượng vất vả lâu ngày, lâm bệnh mà mất ở gò Ngũ Trượng, đúng như lời thề của mình: “Cúc cung tận tuỵ, đến chết mới thôi”.

Thế chân vạc Tam Quốc mạnh yếu đối lập

Năm 223, Thục Hán Chiêu Liệt Hoàng đế Lưu Bị bị Đại đô đốc Đông Ngô là Lục Tốn đánh bại tại cuộc chiến Di Lăng. Sau trận thua này, quốc lực Thục Hán sa sút trầm trọng. Thừa tướng Gia Cát Lượng tận tuỵ phò tá Hậu chủ Lưu Thiện, nhờ đó thực lực quốc gia dần dần phục hồi. Đồng thời, Gia Cát Lượng lại phái Trần Chấn, Đặng Chi sang hoà hiếu, kết lại đồng minh với Đông Ngô. Năm 225, Gia Cát Lượng xuất quân nam chinh, bình định phiến loạn vùng Nam Man. Rất nhiều cơ sở cho cuộc Bắc phạt đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Năm 226, Nguỵ Văn Đế Tào Phi lâm bệnh chết. Con là Tào Duệ kế vị, xưng là Nguỵ Minh Đế. Lúc ấy, trong triều Nguỵ nhiều mưu sĩ hiến kế nên thừa lúc Gia Cát Lượng đang ở Hán Trung mà xuất binh thảo phạt Thục. Tào Duệ cũng có ý đó nhưng khi ấy Tôn Tư can rằng vùng Hán Trung, Nam Trịnh đất đai hiểm trở, nếu xuất đại quân tất khiến thiên hạ kinh động, hao tổn không nhỏ. Thay vào đó, nếu xây dựng thực lực quốc gia cường hùng, Thục, Ngô tự phải đầu hàng. Bởi thế, Tào Duệ lại tạm hoãn xuất binh.

Gia Cát Lượng thấy rằng vua Nguỵ mới lập, chính là cơ hội tốt để Bắc phạt. Ngoài ra, xuất quân Bắc phạt, khôi phục cố đô Trường An cũng chính là đối sách lớn mà Gia Cát Lượng đề ra từ khi còn ở Long Trung trong buổi tiếp kiến Lưu Bị. Nhưng xét tình thế lúc bấy giờ, trong 3 nước thời Tam Quốc thì Thục Hán là thực lực kém nhất. Cơ hội Bắc phạt thành công không cao, nếu không muốn nói là viển vông.

Khi ấy, Tào Nguỵ có ước chừng 3,4 triệu nhân khẩu, binh lực 43 vạn. Đông Ngô có khoảng 2,3 triệu dân, binh lực 23 vạn. Còn nước Thục, nhân khẩu chỉ chừng gần 1 triệu người, binh lực vỏn vẹn 12 vạn. Trong lần đầu Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã huy động khoảng 10 vạn quân, nghĩa là hầu như dốc toàn lực. Quân Nguỵ trước sau cũng huy động chừng 20 vạn quân chống đỡ.

Sự chênh lệch rõ rệt về lực lượng đó khiến cho ý định diệt Tào của quân Thục Hán trở nên vô cùng khó khăn, tựa hồ như nhiệm vụ bất khả thi. Đặc biệt là sau khi mất Kinh Châu, quân Thục đã mất đi một con đường tiến quân Bắc phạt chiến lược. Hai ngả Bắc phạt mà Gia Cát Lượng vạch ra khi còn ở Long Trung đã không còn. Dù vậy, với quyết tâm của mình, Gia Cát Lượng vẫn theo đuổi đến cùng kế hoạch Bắc tiến, đưa quân vượt muôn trùng núi non hiểm trở từ Tây Thục tiến vào Trung Nguyên.

Năm 227 (tức Kiến Hưng năm thứ 5), Gia Cát Lượng thống suất đại quân ra trú tại Hán Trung, chuẩn bị Bắc phạt. Trước khi đi, ông tấu lên Hậu chủ Lưu Thiện rằng: “Tiên đế sáng nghiệp, nửa đường băng hà. Nay thiên hạ chia ba, Ích Châu suy yếu, sự nguy cấp tồn vong đã ở ngay trước mắt… Nay phía nam đã định, vũ khí đã đủ, chính là lúc thống lĩnh ba quân, Bắc định Trung Nguyên, phục hưng Hán thất, lấy lại cố đô. Như thế thần cũng báo được ơn tiên đế mà cũng tỏ được lòng trung với bệ hạ“. Sử sách sau này gọi đó là “Tiền xuất sư biểu”.

Trong những lời lẽ khẩn thiết của mình, Gia Cát Lượng đã chỉ rõ cho Hậu chủ Lưu Thiện trong tình thế Tam Quốc phân tranh thì nước Thục ở vào địa vị yếu nhược nhất. Do đó cần phải kiến quốc hăng hái, trong sửa sang chính trị, ngoài rèn luyện binh mã, không thể thỏa mãn với cục diện yên ổn tạm thời, ngồi giữ một xó Thục Hán hẻo lánh mà quên đi nhiệm vụ khôi phục Trung Nguyên, trùng hưng Hán thất.

“Tam Quốc chí” chép rằng, Gia Cát Lượng vô cùng lo lắng Hậu chủ trẻ người non dạ, không phân rõ thiện ác, đúng sai nên cố công dặn dò nhà vua phải “thân hiền thần, xa tiểu nhân“, trọng dụng Quách Du Chi, Phí Y, Đổng Doãn, Hướng Sủng, Trương Duệ, Tưởng Uyển. Ông cũng hy vọng Lưu Thiện rộng đường dư luận, khiêm nhường, lắng nghe điều thiện, làm theo lẽ phải, thưởng phạt phân minh. Lưu Thiện đọc biểu tấu của Gia Cát Lượng, liền đồng ý hạ chiếu xuất quân, khởi đầu cho những cuộc chiến Bắc phạt của nước Thục.


Miếu thờ mô tả cảnh Lưu Bị ủy thác lại triều đình cho thừa tướng Gia Cát Lượng (ảnh: Wikipedia).

Lần Bắc phạt thứ nhất

Mùa xuân năm 228 (tức Kiến Hưng thứ 6), Gia Cát Lượng thống lĩnh 10 vạn quân tiến ra Hán Trung, chuẩn bị Bắc phạt. Ban đầu, Khổng Minh phao tin rằng sẽ cho quân đi theo đường Tà Cốc, đánh vào huyện My, lại sai Triệu Vân, Đặng Chi mang quân nghi binh ra đánh lấy Cơ Cốc, làm ra vẻ như muốn từ đường Tà Cốc đánh lên phía Bắc.

Tào Ngụy cũng gấp phái Đại tướng quân Tào Chân dẫn binh nghênh chiến. Từ mốc thời gian này cho đến năm 234, khi Gia Cát Lượng mất ở gò Ngũ Trượng, Thục và Ngụy trước sau giao chiến cả thảy 6 lần. Trong đó, 5 lần Thục Hán phát động tấn công còn 1 lần là Ngụy đánh trả, Thục phòng ngự.

Sau khi dùng kế nghi binh, lừa được quân Ngụy, Gia Cát Lượng tự mình cầm đại quân tiến ra Kỳ Sơn. Quân Thục hàng ngũ nghiêm chỉnh, sĩ khí hăng hái, thế như trẻ che, nhanh chóng giành được 3 quận Nam An, Thiên Thủy và An Định. Không chỉ đánh thành, chiếm đất, Gia Cát Lượng còn dụ hàng được tướng ngụy là Khương Duy khiến cả nước Ngụy bấy giờ rung chuyển.

Việc quân Thục bất ngờ tấn công, đánh thành, chiếm đất đã khiến cả vùng Quan Trung chấn động. Vua tôi nhà Ngụy vô cùng hoảng sợ. Ngụy Minh Đế Tào Duệ vội vã tự mình dẫn quân tiến ra phía tây Trường An trấn thủ, đồng thời phái đại tướng quân Trương Cáp lãnh binh nghênh chiến Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng lệnh cho Mã Tốc cầm quân đi trước, nghênh chiến với Trương Cáp ở Nhai Đình (nay là

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.