ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trí huệ cao thâm đằng sau 4 điều viết trong di chúc của Tăng Quốc Phiên
Saturday, June 13, 2020 5:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cổ nhân có câu: “Phú bất quá tam” ý tứ là làm người không ai giàu quá ba đời, đây cũng là kết cục khó tránh của đại đa số các gia tộc giàu có cũng như những vị quyền cao chức trọng. Tuy nhiên vạn sự trên đời đều không gì là tuyệt đối.

Bên cạnh vô vàn những gia tộc bị lụn bại đó, vẫn có những gia tộc đi ngược lại với lẽ thường, và gia tộc Tăng Quốc Phiên là một trong số ít ỏi đó. Vậy đâu là bí quyết? Hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả 4 điều nòng cốt trong bản di chúc của Tăng Quốc Phiên gửi lại cho con cháu.

Vào ngày 12 tháng 3 năm Đồng Trị thứ 11 (1872) cuối triều nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên khi đó 62 tuổi đi dạo trong vườn cùng với con trai của mình là Tăng Kỷ Trạch. Ông nói: “Ta đời này đã đánh không ít trận chiến, đánh trận đó là việc làm tổn hại người khác, tạo nghiệp lớn nhất. Vậy nên con cháu nhà họ Tăng chúng ta sau này không được cầm binh đánh trận nữa”.

Khi vừa nói đến đây thì hay chân của ông mất cảm giác và khụy xuống. Trong lúc nhất thời không thể nói chuyện, đối diện với nguy nan, ông với tay chỉ về phía chiếc bàn gần đấy, ở đó có một bản di chúc được viết sẵn, đại ý như sau:

Ta làm quan tổng cộng hơn 30 năm, quan làm đến cực phẩm nhưng nghiệp học lại chẳng thành tựu được gì, đức hạnh cũng không có gì nổi bật, ta đây tự thấy vô cùng thương cảm, hết sức lấy làm xấu hổ. Nay cũng sắp tới thời khắc phải vĩnh biệt, nên đặc biệt viết ra bốn điều để khuyên dạy anh em con cháu trong nhà.

1. Thận trọng, tự lập ắt tâm thái bình tĩnh

Trong Đạo lý tu dưỡng bản thân không gì khó bằng dưỡng tâm. Trong tâm biết rõ thiện, ác nhưng lại không thể tận lực hành thiện, bỏ ác, đây chính là biểu hiện của năng lực, cảnh giới hữu hạn của tự thân mình. Có phải tự mình gạt mình trong tâm hay không? Người khác không thể biết được.

Mạnh Tử từng nói: “Trên không thẹn với Trời, dưới không thẹn với tâm”, điều được gọi là dưỡng tâm nhất định phải thanh tâm quả dục. Người nếu như không có việc gì phải hổ thẹn, đối diện với Trời đất mà thần sắc thản nhiên, tâm tính như vậy chính là vui vẻ, bình hòa, đây cũng chính là đạo tự cường đầu tiên của kiếp nhân sinh, là đơn thuốc tốt nhất, là đại sự đầu tiên của việc tu thân dưỡng tính. 


Chân dung Tăng Quốc Phiên (ảnh: Wikipedia).

2. Lấy Kính làm chủ ắt thân thể cường mạnh

Bên trong thì thuần khiết, bên ngoài thì nghiêm trang, đây chính là công phu của Kính. Ra ngoài thì như gặp quý nhân, đối đãi với bách dân trăm họ thì tôn kính như hành đại tế tự, đây chính là khí của Kính. Tự thân tu dưỡng để bách tính bình an, trung thực, cung thuận mà khiến cho thiên hạ thái bình, đây chính là hiệu nghiệm của Kính. Thông minh, trí huệ, tất cả đều từ Kính mà sinh ra.

Trang trọng, tĩnh lặng ắt sẽ mỗi ngày một mạnh hơn; an nhàn, phóng túng ắt mỗi ngày một lười biếng, đây đều là lẽ tự nhiên. Nếu như bất luận chỗ người nhiều, người ít, việc lớn, việc nhỏ đều có thể dùng một tâm thái cung kính mà đối đãi, không dám lười biếng, vậy thì thân thể ắt sẽ cường thịnh, còn điều gì có thể khiến người ta nghi ngờ nữa?

3. Sống nhân ái ắt thân vui vẻ

Con người khi sinh ra, thông thường đều được lý của trời đất dưỡng thành tâm tính, được khí của thiên địa dưỡng thành hình thể. Con người cùng với vạn vật trên thế gian đều cùng một nguồn gốc. Vậy nên, nếu như làm người mà chỉ biết truy cầu lợi ích cá nhân, đối với dân chúng không biết gì đến khoan dung độ lượng, đối với vạn vật chẳng biết yêu thương bảo hộ, đây chính là điều trái với đạo lý.

Đối với các quan cao chức trọng được hưởng nhiều tài lộc, ở trên vạn dân thì nên có trách nhiệm với dân ấm no, đói lạnh. Đọc sách học tập, điều căn bản nhất cũng là biết được đại nghĩa ra sao, phải có trách nhiệm dẫn dắt người khác có nhận thức theo. Khổng Tử giáo dục con người không gì lớn hơn điều nhân nghĩa, làm người muốn lập thân dựng nghiệp thì cần phải “biết người biết ta”, sống có nhân có nghĩa. Làm người ai mà không muốn lập thân dựng nghiệp, nếu như có thể sống vì người khác, hiểu được chính mình thì có thể sinh tồn cùng vạn sự vạn vật mà không cần tranh đấu, chẳng phải con người sẽ đều vui vẻ mà quy thuận hay sao?

4. Lao động chuyên cần ắt quỷ Thần đều kính trọng

Nếu như một người mỗi ngày đều ăn mặc, sinh hoạt tương đồng với những gì bản thân làm ra thì ai nhìn thấy cũng kính nể, tán đồng, ngay cả quỷ Thần cũng phải đôi phần tôn trọng, công nhận anh ta là một người tự lực tự cường.

Nếu như không phải là người nông phu dựa vào dệt vải trồng cây để có thu hoạch cơm ăn áo mặc mà lại sống một cuộc sống giàu sang, sớm chiều vui vẻ hưởng lạc không làm chuyện gì, đây chính là việc bất hạnh nhất trong thiên hạ, quỷ thần đều không tán đồng. Người như vậy sao có thể tồn tại lâu dài?

Cổ xưa các bậc Thánh nhân, hiền tướng thời thời khắc khắc không lúc nào không tự nghĩ suy học tập, lao động. Vì mình mà định, thao tác nghệ thuật, trong nghịch cảnh mà rèn luyện gân cốt, tận tâm tận lực cố gắng. Cũng nhờ vậy mà trí huệ tăng cao, tri thức thêm nhiều, thấu hiểu đạo lý.

Vì thiên hạ mà suy nghĩ ắt phải khiến cho bản thân vào chỗ đói khát, nóng, lạnh gian nguy. Khi xưa Đại Vũ trị thủy 13 năm, qua nhà 3 lần mà không cả ghé vào thăm nhà. Mạc Tử cả đời theo đuổi cuộc sống vì lợi cho thiên hạ mà gần gũi người dân lao động, lấy cần kiệm để tu thân, tích cực lao động có thể cứu giúp được bách tích. 

Vậy nên, lao động có thể giúp con người trường thọ, an nhàn sẽ khiến người ta trở lên yếu đuối; lao động ắt sẽ thành tài, lười biếng ắt thành vô năng, người đời vứt bỏ. Lao động không những có thể giúp người mà Thần linh cũng kính trọng, còn lười biếng đối với con người thì

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.