ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thượng du đập Tam Hiệp xảy ra chuyện, nhiều ngôi làng biến mất trong nháy mắt
Friday, June 19, 2020 1:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một trận sạt lở giữa đêm khiến nhiều người khó có thể chạy thoát, người dân nói đập Tam Hiệp đang trong hoàn cảnh nguy hiểm.

Mấy ngày nay, mưa lũ tiếp tục càn quét các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc, các nơi nước lũ lan tràn, đe dọa trực tiếp đến đập Tam Hiệp. Các trận lở đất cũng khiến nhiều ngôi làng bị chôn vùi. Nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chỉ có 2 người mất tích.

Ngày 17/6, Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo mưa lũ ở mức nguy hiểm cao. Theo thống kê chính thức từ phía chính quyền Trung Quốc, tính đến ngày 15/6, mưa lũ đã càn quét 24 tỉnh thành và khu vực, bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu và Trùng Khánh… khiến 8,25 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế sợ bộ vượt quá 20,6 tỷ Nhân dân tệ.

Sáng sớm ngày 17/6, một trận lũ lớn kèm theo lũ quét xảy ra ở huyện Đan Ba, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, là nơi thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Ban Tuyên truyền của huyện ủy Đan Ba, tỉnh Tứ Xuyên cho biết, hồ rào chắn bị vỡ kè khiến nước tràn ra và lao thẳng xuống hạ du. Nhiều ngôi nhà trong làng và trạm điện đã bị chìm ngập trong nước hoặc bị phá hủy. Hiện tại, hơn 20.000 người phải sơ tán và di chuyển đến khu vực an toàn.

Một cư dân sống ở Mai Long Câu nói tên Dương Hoa cho biết trận lở đất xảy ra lúc 3, 4 giờ đêm. Trong lúc mơ màng, dân làng đánh thức anh dậy, nói rằng xảy ra sạt lở núi. Anh nhanh chóng rời đi và trận lũ quét sau đó đã nhấn chìm cả ngôi làng.

Ngoài Mai Long Câu, các ngôi làng ở vùng hạ du của sông Tiểu Kim Xuyên cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhân viên công tác của Ban Tuyên truyền huyện Đan Ba nói rằng hồ rào chắn sạt lở khiến đoạn đường Lạn Thủy Loan (Lan Shuiwan) trên quốc lộ bị gián đoạn, làng A Nương (A Niang) trên đoạn đường Lạn Thủy Loan xuất hiện sạt lở núi.

Vào lúc 12 giờ cùng ngày, hồ rào chắn ở Mai Long Câu bắt đầu sạt lở. Nước hồ tràn ra tạo thành lũ quét lao thẳng xuống hạ du. Trận lũ quét đã phá hủy toàn bộ nhà cửa và đường xá nơi mà nó đi qua. Khoảng 1,7 km đoạn đường bị bào mòn. Nhà máy điện Mai Long Câu đã bị phá hủy và nhà máy điện A Nương Câu đang bị đe dọa.

4 giờ chiều cùng ngày, trận lũ quét ở huyện Đan Ba tổng cộng đã quét qua 10 chỗ, khoảng 22 km đường sá, khoảng 30 km sông ngòi bị phá hủy. Toàn bộ hoa màu của dân làng đã bị mất trắng

Liên quan đến thảm họa này, tất cả các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chỉ đưa tin một cách hời hợt rằng các nhân viên cứu hộ tại hiện trường nói rằng nhiều người bị mắc kẹt trong nhà, trong đó có 14 người đã được giải cứu thành công và 2 người khác đã mất liên lạc.

Tuy nhiên, nhìn từ những video hiện trường được người dân địa phương công bố, tình cảnh thảm họa khiến người xem không khỏi kinh tâm động phách, dòng lũ khổng lồ từ thượng nguồn lao nhanh xuống. Bất cứ nơi nào nó đi qua, một số ngôi làng biến mất chỉ trong nháy mắt. Trận lũ quét bất ngờ chảy từ trên đỉnh núi xuống trực tiếp nuốt chửng và chôn vùi nhiều ngôi làng. Rốt cuộc có bao nhiêu người dân trong làng gặp nạn khi vẫn còn đang say ngủ trong đêm, đến nay vẫn chưa thể biết được.

Có cư dân mạng đã đăng một đoạn video nói rằng thượng nguồn Tứ Xuyên-Trùng Khánh của Tam Hiệp bị ngập lụt, hồ chứa nhỏ bị vỡ, đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm! Tình cảnh hồ rào chắn ở Đan Ba, Tứ Xuyên sau khi bị vỡ đập, toàn bộ ngôi làng bị phá hủy!

Lũ lụt và lũ quét xảy ra ở huyện Đan Ba, Tứ Xuyên. Bây giờ điều mà mọi người lo lắng nhất chính là đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ.

Ngày 23/3, học giả kinh tế độc lập “Lãnh Sơn Thời Bình” (bình luận thời sự Lãnh Sơn), đã tweet một video về trận lở đất trên quy mô lớn ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp. Thảm họa nghìn năm có một rất có thể xảy ra! Chỉ là nếu đúng như vậy, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải sắp phải hứng chịu cảnh tang thương! Trong video, cảnh tượng sạt lở núi hệt như lũ quét khiến người xem không khỏi kinh hoàng.

Đầu tháng 7 năm ngoái, có tài khoản Twitter từng tiết lộ rằng đập Tam Hiệp đã bị biến dạng và có nguy cơ vỡ đập, đồng thời cảnh báo rằng một khi đập đập Tam Hiệp bị vỡ, một nửa Trung Quốc sẽ phải lâm cảnh sinh linh lầm than, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và giới quyền quý cũng xong đời.

Tin tức này đã làm dấy lên sự quan tâm và lo lắng của cư dân mạng trong và ngoài nước, nhưng truyền thông chính thức của ĐCSTQ sau đó lại tuyên bố rằng đập Tam Hiệp “thực sự bị biến dạng nhưng chỉ trong tình trạng co giãn”.

videoinfo__video3.dkn.tv||56bc26a7e__

Ad will display in 09 seconds

Trong thời khắc lũ lụt nghiêm trọng như hiện tại, người ta phát hiện ra rằng đập Tam Hiệp nằm dưới sự kiểm soát của quân đội nên càng không thể quay chụp lại được tình trạng chân thực của con đập, tình huống cụ thể thế nào giới bên ngoài cũng không thể biết được.

Tuy nhiên, có một câu hỏi lớn trước giờ vẫn luôn đeo bám, chính là chính quyền rốt cuộc đang che đậy điều gì? Trước và sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành, dường như ĐCSTQ vẫn luôn ôm giữ điều bí mật đáng sợ không dám cho người khác biết, thậm chí cấm tất cả các cuộc thảo luận và khảo sát về đập Tam Hiệp, biến một vấn đề liên quan đến cuộc sống và tính mạng của hàng trăm triệu người thành một chủ đề cấm không được phép nhắc đến.

Năm 2003, ĐCSTQ đã tuyên bố rằng “Đập Tam Hiệp vững chắc như tường đồng vách sắt, và nó có thể chống đỡ được trận đại hồng thủy vạn năm mới gặp một lần”;

Năm 2007, lời tuyên bố lại được đổi thành có thể “chống đỡ với đại hồng thủy nghìn năm mới gặp một lần”;

Năm 2008, lại tuyên bố rằng có thể chống đỡ được “trận lũ lớn trăm năm mới gặp một lần”;

Năm 2010, ĐCSTQ lại tuyên bố rằng đập Tam Hiệp có thể chống đỡ được “trận lũ lớn 20 năm mới gặp một lần”, có thể nói là liên tục giảm thời gian hết lần này đến lần khác.

Lại có lúc, đài Truyền hình Trung ương CCTV của ĐCSTQ dẫn lời của chuyên gia cho biết: khả năng phòng lũ của đập Tam Hiệp có hạn, vậy nên đừng đặt toàn bộ hy vọng vào con đập này.

Thuận theo lũ lụt miền nam lan tràn, dư luận càng thêm lo lắng về khả năng tích trữ nước lũ cũng như tác động xung quanh và nguy cơ tiềm ẩn của đập Tam Hiệp.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về đập Tam Hiệp, từng đưa ra suy luận rằng nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, mạng sống của 700.000 người sống ở thành phố Nghi Xương coi như xong. Ông nói rằng trên thực tế, đập Tam Hiệp cần được gỡ bỏ càng sớm càng tốt, hơn nữa việc gỡ bỏ cũng rất dễ dàng, đó là gỡ bỏ toàn bộ cửa cống. Nhưng ĐCSTQ không muốn làm như vậy. Nếu bây giờ gỡ bỏ nó đi, những thành tựu ưu việt mà ĐCSTQ từng mạnh miệng rêu rao trước đó coi như mất trắng.

Theo Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Video: Dân Trung Quốc lo đập Tam Hiệp vỡ, hò nhau nhìn động thái của quan và chuột để sơ tán

videoinfo__video3.dkn.tv||b0a4bf04e__

Ad will display in 09 seconds

The post Thượng du đập Tam Hiệp xảy ra chuyện, nhiều ngôi làng biến mất trong nháy mắt appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.