ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi Trung Quốc đề ra luật an ninh cho Hồng Kông, phần còn lại của thế giới cần cảnh giác
Monday, June 1, 2020 4:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung Quốc đang toan tính giành quyền lực trên toàn thế giới không chỉ riêng ở Hồng Kông, theo những phân tích trong bài viết của tác giả Ashok Sharma đăng trên báo Economist ngày 28/5.

Người dân Hồng Kông muốn có hai điều, đó là quyền tự trị và chính phủ tuân thủ luật pháp. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhận thấy cả hai ý tưởng đó đối với nó đều đáng sợ đến mức nhiều người dự kiến nó ​​sẽ gửi quân đội đến nghiền nát các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông vào năm ngoái. Nhưng thay vì làm thế, nó đã đợi thời cơ. Giờ đây, khi mà thế giới đang phân tâm bởi dịch Covid-19, và các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông khó diễn ra vì phải tuân thủ quy định giữ khoảng cách xã hội, ĐCSTQ đã chọn một cách thức bớt huyên náo như thể muốn làm rõ ai mới là ông chủ. Điều đó cảnh báo rằng nó có toan tính lớn hơn với cả thế giới, không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.

Vào ngày 21/5, Trung Quốc tuyên bố rằng những người Hồng Kông bị coi là đặt ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng bị đảng trút cơn thịnh nộ. Một luật an ninh mới, được soạn thảo tại Bắc Kinh, sẽ định nghĩa “lật đổ” và “ly khai” là tội ác, các thuật ngữ này đã được sử dụng ở những nơi khác ở Trung Quốc để buộc tội những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông không được có tiếng nói trong việc soạn thảo luật an ninh mà sẽ cho phép Trung Quốc cắm chốt những cảnh sát mật của nó ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Cai trị bằng bạo lực sắp bắt đầu.

Đây là hành vi vi phạm trắng trợn nhất đối với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Khi thuộc địa của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc đã đồng ý rằng Hồng Kông sẽ được hưởng một mức độ tự trị cao, bao gồm các tòa án công bằng không thiên vị và tự do ngôn luận. Nhưng nay, nhiều người Hồng Kông đang phẫn nộ. Một số nhà đầu tư cũng sợ hãi. Thị trường chứng khoán Hồng Kông sụt giảm 5,6% vào ngày 22/5, mức giảm lớn nhất trong 5 năm. 

Hồng Kông là một trung tâm thương mại toàn cầu không chỉ bởi vì nó nằm cạnh Trung Quốc đại lục, mà còn bởi vì nó tận hưởng nền pháp trị. Các tranh chấp kinh doanh được tòa án giải quyết một cách hoàn toàn vô tư, theo các quy tắc luật được biết trước. Nếu ĐCSTQ có thể tự do áp đặt những ý tưởng tùy tiện của nó ở Hồng Kông, thì đây sẽ là một nơi quá rủi ro cho các công ty toàn cầu hoạt động.

Động thái của Trung Quốc cũng ngụ ý vượt ra ngoài Hồng Kông. “Một quốc gia, hai chế độ” cũng là mô hình Trung Quốc muốn áp cho Đài Loan, một hòn đảo dân chủ với 24 triệu dân mà Trung Quốc coi là của nó. Mục đích của “một quốc gia, hai chế độ” là để cho thấy rằng đoàn tụ với đại lục không có nghĩa là mất đi một quyền tự do tự trị. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc dường như thấm mệt với trò chơi đố chữ này. Vì thế, ĐCSTQ đang gia tăng đe dọa bằng nắm đấm.

Việc tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử hồi tháng 1/2020 đã “thuyết phục” được giới cầm quyền Trung Quốc rằng, cơ hội tái thống nhất hòa bình là gần như không tồn tại.

Vào ngày 22/5, tại lễ khai mạc quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường đã cắt bỏ từ “hòa bình” khỏi cụm từ đề cập đến cách thức thống nhất Đài Loan. Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động thị uy dọa dẫm chiến tranh xung quanh hòn đảo, và những kẻ dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đã và đang lu loa trên mạng về một cuộc xâm lược.

Trung Quốc cũng tạo bất hòa với các nước khác. Trong việc xây dựng các tiền đồn ở Biển Đông, nó phớt lờ luật pháp quốc tế và yêu sách của các nước láng giềng nhỏ hơn. Mới đây, có lẽ tới hàng ngàn binh lính Trung Quốc đã vượt qua biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc với Ấn Độ ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Những vụ ẩu đả nhỏ dọc biên giới này đã là chuyện thường, nhưng vụ đột kích mới nhất xảy ra khi một tờ báo của nhà nước Trung Quốc khẳng định yêu sách mới về vùng đất tranh chấp với quốc gia láng giềng vũ trang hạt nhân Ấn Độ.

Và trên hết, một bối cảnh ảm đạm cho tất cả những điều này là quan hệ của nó với Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn nhiều so với những thập kỷ trước, hư hoại mọi phương diện từ thương mại, đầu tư đến hợp tác khoa học.

Tuy nhiên, với tất cả các động thái phô diễn vũ trang nhằm làm thất kinh thế giới này, ĐCSTQ còn có ý đồ khác. Ở Hồng Kông, ĐCSTQ muốn ngăn chặn một cuộc “cách mạng màu”, điều mà nó cho rằng có thể mang lại quyền lực cho các nhà dân chủ ở đó bất chấp nó dùng hết thảy thủ đoạn để lũng đoạn thể chế.

Dẫu việc làm xói mòn các quyền tự do của Hồng Kông sẽ gây thiệt hại về kinh tế, thì giới lãnh đạo ĐCSTQ vẫn có lý do để làm vậy. Lãnh thổ này vẫn là một nơi quan trọng để các công ty Trung Quốc huy động vốn quốc tế, đặc biệt là khi mối thù Trung-Mỹ khiến nó gặp khó khăn và rủi ro hơn khi làm vậy ở thị trường New York. Nhưng GDP Hồng Kông hiện chỉ tương đương với 3% của Trung Quốc đại lục, giảm từ hơn 18% vào năm 1997, bởi nền kinh tế Đại lục đã tăng trưởng gấp 15 lần kể từ đó. Giới cầm quyền Trung Quốc cho rằng các công ty và ngân hàng đa quốc gia sẽ vẫn duy trì trụ sở ở Hồng Kông, chỉ đơn giản là để gần thị trường Trung Quốc rộng lớn. Có thể họ đúng.

Bức tranh mà Tổng thống Donald Trump vẽ nên về Mỹ – Trung bị kẹt trong các cuộc đối đầu cũng phù hợp với mục đích của các nhà cầm quyền Trung Quốc. ĐCSTQ cho rằng cán cân quyền lực đang thay đổi theo hướng có lợi cho nó. Những lời chỉ trích của Tổng thống Trump sẽ nuôi dưỡng sự tức giận của những tay dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, điều mà đảng này rất vui mừng khi khai thác nó, giống như cách nó khai thác bất kỳ sự căng thẳng nào giữa Mỹ và các đồng minh. Nó miêu tả phong trào dân chủ ở Hồng Kông như một âm mưu của Mỹ, nghe thật vô lý, nhưng điều nó tuyên truyền đã khiến nhiều người dân đại lục khinh miệt những người biểu tình ở Hồng Kông.

Phần còn lại của thế giới nên đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc. Ở biên giới Trung-Ấn, hai bên nên thảo luận nhiều hơn để tránh những bước sai lầm, như các nhà lãnh đạo của họ đã hứa hẹn vào năm 2018. ĐCSTQ nên nhận ra rằng, nếu nó định thử các chiến thuật mà nó đã sử dụng ở Biển Đông, tức là đơn phương xây dựng các công trình trên vùng đảo tranh chấp và khiến những nước khác bị đẩy bật ra, các nước láng giềng sẽ xem nó là bất tín.

Trong trường hợp Đài Loan, Trung Quốc phải đối mặt với một sự răn đe mạnh mẽ: một đề nghị trong luật pháp Mỹ nói rằng Mỹ có thể hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo bị tấn công. Có nguy cơ ngày càng tăng rằng một “con gà chọi” nào đó ở Trung Quốc có thể quyết định lấy nó ra thử nghiệm. Mỹ nên làm rõ rằng, nếu ĐCSTQ làm như vậy nó sẽ lĩnh hậu quả. Các đồng minh của Mỹ cũng nên lớn tiếng lặp lại điều đó.

Các lựa chọn đối với Hồng Kông là khó khăn. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng các tình hình thực tế cho thấy Hồng Kông không còn tự trị. Điều này cho phép Mỹ áp dụng thuế quan đối với hàng xuất khẩu trên lãnh thổ như đối với đại lục. Đó là một vũ khí mạnh mẽ, nhưng cũng cần cân nhắc khả năng gây hại cho người Hồng Kông và các công ty và ngân hàng toàn cầu tại Hồng Kông.

Mỹ cũng nên áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức lạm dụng quyền con người ở Hồng Kông. Ngoài ra, Anh nên cấp quyền cư trú đầy đủ cho hàng trăm ngàn người Hồng Kông đang giữ một loại hộ chiếu hải ngoại của Anh (BNO) như cách bà Thái Anh Văn đã mở cửa Đài Loan cho công dân Hồng Kông. Không biện pháp nào trong số này có thể ngăn Trung Quốc áp đặt ý muốn của nó lên Hồng Kông.

Thế giới cần cảnh giác bởi vì mưu cầu quyền lực của ĐCSTQ luôn đè bẹp tất cả.

Theo Economist
Hương Thảo dịch và biên tập

The post Khi Trung Quốc đề ra luật an ninh cho Hồng Kông, phần còn lại của thế giới cần cảnh giác appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.