ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dấu ấn tuần qua: Từ Thiên An Môn tới Hồng Kông, vì sao Bắc Kinh nhất định chọn bạo lực?
Saturday, June 6, 2020 22:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thảm sát Thiên An Môn đã lùi xa 31 năm, nhưng nó vẫn đang ám ảnh những người có lương tri trên toàn thế giới. Có thể nhiều người vẫn bàng hoàng tự hỏi rằng tại sao một tội ác ghê rợn đến vậy mà Bắc Kinh vẫn có thể thực hiện, trong khi họ có thể lựa chọn thiện lương để ứng xử.

Sự kiện Thiên An Môn diễn ra ở thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thiết lập được quyền thống trị trên toàn Đại lục suốt 40 năm. Sau hàng loạt các cuộc đàn áp những người không chung niềm tin, ĐCSTQ dường như yên tâm với “tác dụng” của bạo lực, quan chức của họ trở nên phóng túng hơn trong hành vi tham nhũng và bóp nghẹt các quyền tự do của người dân để tiếp tục củng cố quyền lực và quyền lợi của mình. Phong trào dân chủ ở Thiên An Môn đề nghị lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc cải cách, nhưng đây là điều cấm kị với ĐCSTQ, và thế là quyết định đàn áp không nương tay được đưa ra.

Tàn ác cùng cực

Vào 0 giờ ngày 3/6/1989, lực lượng quân đội Trung Quốc ở ngoại ô Bắc Kinh nhận được lệnh tiến vào Thiên An Môn để “tiêu diệt” những kẻ “phản động”. Những người lính đa phần ở độ tuổi 20 không ngờ rằng họ bị chính quyền lừa dối, những kẻ phản động mà cấp trên nói với họ thực ra phần lớn là những sinh viên, tay không tấc sắt, đang tập trung ở nơi được gọi là “Cổng trời bình yên” để đề nghị chính phủ chiếu cố tới đề nghị mở rộng dân chủ và giải quyết tham nhũng.

Một cựu quân nhân Trung Quốc đã tiết lộ với tớ Vision Times một chi tiết rùng rợn trong quyết định đàn áp Thiên An Môn của Bắc Kinh. Nguồn tin giấu tên này cho biết, vào buổi chiều 3/6 quân đội nhận được mật lệnh từ cấp trên, yêu cầu họ dùng xe tăng để tấn công sinh viên, mật lệnh nêu rõ, đối với những người ngăn cản xe tăng thì lôi vào xe cắt cổ và vứt xác ra ngoài.


Bức ảnh được chụp ngày 2/6/1989 cảnh sinh viên ở Thiên An Môn (ảnh: Wikipedia)

Việc bắn giết người dân của quân “giải phóng nhân dân” Trung Quốc bắt đầu diễn ra vào khoảng hơn 10h đêm ngày 3/4 ở gần cầu Mộc Tê Địa, cây cầu cách Thiên An Môn khoảng 6km. Quân đội đã bất ngờ xả súng về phía những người dân đang đứng chắn để phản đối họ tiến vào Thiên An Môn.

Vào 1h sáng ngày 4/6 quân đội với súng AK cùng xe tăng và xe tải bắt đầu ập vào quảng trường nơi có hàng ngàn sinh viên đang tọa kháng và vẫn nuôi hi vọng nhận được các phản ứng tích cực từ phía chính quyền.

4h30 sáng thì cuộc thảm sát đẫm máu thực sự diễn ra. Quân đội xả súng vào sinh viên, xe tăng lao vào nghiền nát lực lượng tinh hoa của dân tộc. Theo các ước tính, có khoảng từ 4.000 tới hơn 10.000 người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã bị giết chết vào đêm kinh hoàng cách này 31 năm. Khi trời sáng rõ thì chính quyền đã đưa Thiên An Môn về trạng thái “bình yên” như vốn có, vì trước đó họ đã cho các máy xúc và xe bồn nhanh chóng xóa hết gần như mọi dấu vết về tội ác tày trời trong đêm.

Mịt mù công lý

Sau đàn áp Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc lập tức ra tay bắt giữ rất nhiều người tham gia và người ủng hộ biểu tình, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ truyền thông trong nước với mục tiêu không để thông tin về cuộc thảm sát này lan rộng.

Việc che giấu sự thật về Thiên An Môn được Bắc Kinh duy trì liên tục cho đến tận bây giờ. Chính quyền Trung Quốc luôn tìm mọi cách ngăn cản dân chúng tiếp cận thông tin về sự kiện Thiên An Môn, cũng như tìm cách xóa bỏ sự kiện đẫm máu này khỏi ký ức của những người từng trải qua, chứng kiến hoặc nghe nói về nó.

Trong cuốn sách mang tên Cộng hoà Nhân dân Lãng Quên (The People’s Republic of Amnesia), nhà báo Louisa Lim đã mô tả cách thức chính quyền Trung Quốc tiến hành tẩy não kỹ ức của người dân về thảm sát Thiên An Môn.


Cuốn sách “Cộng hòa Nhân dân Lãng quên” của nhà báo Louisa Lim (ảnh: Amazon)

Tuy nhiên, người thân của những nạn nhân hoặc bản thân những nạn nhân may mắn sống sót sau cuộc đàn áp đã tìm nhiều cách để nói lên sự thật, không chỉ để đòi lại công lý mà còn muốn thông qua đó ngăn chặn chính quyền Trung Quốc tiếp tục tái diễn hành vi vô nhân tính.

Theo VOA, trong một bức thư ngỏ công bố hôm thứ Hai (1/6), khoảng 124 thành viên của nhóm Những Bà Mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers) đã nhắc lại ba yêu cầu của họ đối với Bắc Kinh rằng chính quyền Trung Quốc phải công bố sự thật, bồi thường và chịu trách nhiệm đối với các nạn nhân của vụ thảm sát.

Bức thư nói rằng trong suốt 31 năm qua, các nạn nhân đã liên tục yêu cầu chính quyền Trung Quốc đối thoại để đi tới một giải pháp cho vấn đề nhưng “chính quyền đã giữ im lặng đối với vụ thảm sát ngày 4/6, mà không hề cho thấy sự hối hận dù nhỏ nhất”.

Không những thế, chính quyền Trung Quốc còn tìm đủ mọi cách để hăm dọa nhằm buộc nhóm Những bà mẹ Thiên An Môn phải im lặng. Bà Zhang Xianling, người có con trai bị sát hại trong vụ thảm sát và là một thành viên của nhóm, cho biết, chính quyền không từ thủ đoạn nào để can nhiễu, bao gồm việc đặt thiết bị theo dõi và nghe lén, hoạt động của bà và những người bạn trong nhóm.

Thiên An Môn hôm qua, Hồng Kông hôm nay

Có thể nói lịch sử của ĐCSTQ là lịch sử của các cuộc đàn áp, từ các cuộc đàn áp trong Cách mạng Văn hóa, vụ Thảm sát Thiên An Môn, các cuộc bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, các nhóm tôn giáo cho tới phong trào dân chủ Hồng Kông.

Phong trào Dù vàng yêu cầu dân chủ diễn ra ở Hồng Kông vào năm 2014 đã kết thúc bằng hàng loạt vụ bắt bớ và giam cầm những người tham gia biểu tình. Vào năm ngoái, các cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ và yêu cầu nhân quyền cũng đã bị Bắc Kinh thông qua chính quyền Hồng Kông đàn áp mạnh tay.

Vào ngày 28/5, bất chấp phản đối của thế giới tự do, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hồng Kông, đạo luật mà các nhà bình luận nói rằng sẽ kết thúc thời gian tự trị của người Hồng Kông.

Đêm thứ Năm (4/6), bất chấp lệnh cấm của chính quyền, hàng ngàn người Hồng Kông đã tập trung tại công viên Victoria để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát Thiên An Môn. Nhiều người tham gia sự kiện này tin rằng có thể đây là lần cuối cùng họ được tập trung tưởng nhớ những người hi sinh vì quyền con người và nền dân chủ của người dân Trung Quốc, bởi vì luật an ninh mà Bắc Kinh mới cho thông qua sắp lấy đi nốt phần không gian tự do ít ỏi còn lại của Hồng Kông.

Tà ác không thể mãi hoành hành

Việc hàng ngàn người Hồng Kông tham gia tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm, cũng như việc các xã hội tự do lên tiếng chỉ trích sự tàn bạo của Bắc Kinh trong cuộc thảm sát này cho thấy nhân loại không bao giờ chấp nhận cái ác và hành động che đậy tội ác.

Ngay từ sau khi cuộc thảm sát diễn ra, các nước phương Tây đã thực hiện một chiến dịch có tên “Chim Hoàng Yến” để đưa những nạn nhân của vụ thảm sát đào thoát sang thế giới tự do.

Mỗi năm vào dịp kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, hay trong những dịp có thể, đa số những quốc gia dân chủ, đi đầu là Hoa Kỳ, đều lên tiếng chỉ trích tội ác trong vụ thảm sát này của chính quyền Trung Quốc.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm thứ Ba (2/6) đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc nhận trách nhiệm vụ Thảm sát Thiên An Môn, đồng thời chấm dứt mọi hành vi quấy rối gia đình các nạn nhân, các nhà hoạt động, cũng như kiểm duyệt các cuộc thảo luận về sự kiện đẫm máu này.

SCMP đưa tin, vào sáng thứ Ba, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã gặp gỡ 4 người còn sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuy không đưa ra thông tin chi tiết về cuộc gặp này, nhưng trong một tuyên bố họ cho biết: “Chúng tôi thương tiếc các nạn nhân trong sự kiện diễn ra ngày 4/6/1989 và chúng tôi chia sẻ với người dân Trung Quốc về khát vọng có một chính phủ bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do thiết yếu và phẩm giá cơ bản của con người”.


Các nhân chứng nói quân đội Trung Quốc dùng xe tăng xông thẳng vào người biểu tình ở Thiên An Môn (ảnh: Internet)

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư (3/6), bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của EU cũng đã có bài phát biểu trong đó chỉ trích hành vi tàn bạo của Trung Quốc trong sự kiện Than An Môn.

Vào chiều thứ Tư (3/6), Tỷ Phú Quách Văn Quý và cựu danh thủ bóng đá Trung Quốc Hách Hải Đông (Hao Haidong) đã cùng tuyên bố thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới. Theo ông Quách, cần phải gạt bỏ ĐCSTQ để xây dựng đất nước theo đường lối pháp trị và tự do để người Trung Quốc được sống một cuộc sống có phẩm giá, có tôn nghiêm.

Hôm thứ Năm (4/6), Nhà Trắng, trong một tuyên bố kỷ niệm 31 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền, thực hiện các cam kết của mình với người Hồng Kông và chấm dứt đàn áp các dân tộc thiểu số cũng như tôn giáo.

Các nhà lập pháp từ nhiều nước hôm thứ Sáu (5/6) đã công bố thành lập một liên minh mới để chống lại các “thách thức” từ Trung Quốc.

Văn hóa truyền thống Á Đông tin vào luật nhân quả, thiện ác hữu báo, còn ĐCSTQ đã làm biết bao việc ác mà không chùn tay. Từ góc độ nhân quả mà xét, với lượng nghiệp tích tụ suốt hơn 70 năm qua, thì có thể thấy cái ngày trả nghiệp của ĐCSTQ dường như không còn xa.

Suy luận từ quan điểm báo ứng không phải là không có cơ sở, đặc biệt khi xét đến các diễn biến trên thế giới trong những ngày vừa qua. Điều này cũng củng cố một lời cảnh báo trước đó của nghị sỹ Australia Bernie Finn, rằng: Những ai thân cận với ĐCSTQ đều đang ở trong tình cảnh nguy hiểm.

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Ad will display in 09 seconds

The post Dấu ấn tuần qua: Từ Thiên An Môn tới Hồng Kông, vì sao Bắc Kinh nhất định chọn bạo lực? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.