ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thẻ tre 2000 năm tiết lộ mật lệnh tìm Tiên dược của Tần Thủy Hoàng
Wednesday, May 20, 2020 5:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tần Thủy Hoàng mười mấy năm nhiều lần chinh chiến, chinh phục 6 nước, hoàn thành bá nghiệp thống nhất giang sơn, thực sự là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa.

Gần đây, các nhà khảo cổ học phát hiện rằng, hơn 2000 năm trước chính lệnh tìm tiên dược của Tần Thủy Hoàng đã tống đạt xuống đến các thị trấn và làng xã. Sử sách ghi chép, Tần Thủy Hoàng tuy thân cao quý là quốc quân, nhưng vô cùng sùng kính đối với việc tu luyện, đắc Đạo thành Tiên, tìm hỏi tiên đan đạo dược.

Các Thánh hoàng cổ đại như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hoàng Đế… đồng thời với cai quản thiên hạ, thì việc họ gặp Tiên tìm Đạo, tu thân dưỡng tính đều là những điều rất tự nhiên. Nhiều nhà khảo cổ học đã nghiên cứu một loạt các thẻ tre thời Tần khai quật năm 2002, đã phát hiện ra Tần Thủy Hoàng vô cùng coi trọng việc đi tìm tiên dược.

Trương Xuân Long, nhà nghiên cứu văn vật khảo cổ tỉnh Hà Nam, khi khảo sát hồ sơ nha thự huyện Thiên Lăng quận Động Đình thời Tần đã phát hiện ra một số văn tự trên các thẻ gỗ nhỏ và dài, như: “Đô Hương kiềm thủ vô lương dược phương thảo”, “Lang Nha hiến Côn Luân ngũ hạnh dược”, v.v.

Trương Xuân Long nói: “Những tài liệu này đều liên quan đến việc Tần Thủy Hoàng cầu thuốc tiên. Đại ý là một thị trấn tên là Đô Hương không có lương dược phương thảo mà công văn yêu cầu. Một nơi tên là Lang Nha, có lẽ ở vùng Lâm Nghi Sơn Đông, Thanh Đảo ngày nay, đã dâng lên “Ngũ hạnh dược” được hái ở núi Côn Luân”.

Chính lệnh của Tần Thủy Hoàng hơn 2000 năm trước đã tống đạt xuống đến các thị trấn, làng xã

Từ văn tự trên thẻ tre có thể thấy Tần Thủy Hoàng rất coi trọng việc tìm thuốc Tiên. Ông đã dùng công văn chính thức thông báo cho các địa phương. Nơi công văn đến, bất kể có lương dược phương thảo mà Tần Thủy Hoàng cần tìm hay không, đều phải có công văn trả lời.

Những thẻ tre “Tần giản” quý giá này được khai quật vào năm 2002 ở cổ thành Lý Da, thị trấn Lý Da, huyện Long Sơn, khu tự trị dân tộc Mèo, gia tộc bản địa Tương Tây, Hà Nam, có niên đại năm 222 TCN đến năm 208 TCN. Nội dung đề cập đến rất nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, dân tộc, kinh tế, pháp luật, văn hóa, y dược…

Các ghi chép chính sử về triều Tần rất hạn chế, việc khai quật loạt thẻ tre đời Tần này đã lấp khoảng trống đối với các phần lịch sử đời Tần không được ghi chép trong Sử ký Hán thư.

Hơn nữa, nó đã thể hiện hoàn chỉnh bí mật Tần Thủy Hoàng đương thời quản lý quốc gia, đảm bảo quốc gia vận hành bình thường như thế nào, đồng thời cũng được coi là phát hiện khảo cổ quan trọng về đời Tần sau tượng binh mã.


Tranh vẽ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (ảnh: Wikipedia).

Tần Thủy Hoàng tìm Tiên phỏng Đạo, truyền bá rộng rãi văn hóa tu luyện

Do sử sách ghi chép rất hạn chế về việc Tần Thủy Hoàng tìm Tiên phỏng Đạo, tìm thuốc tiên bất tử, nên người đời sau không hiểu tường tận về việc này. Hơn nữa rất nhiều người viết sử không hiểu tu luyện, dùng quan niệm hẹp hòi của bản thân lọc bỏ các sự thực lịch sử, trong khi rất nhiều sách sử đều coi việc Tần Thủy Hoàng giao tiếp, đàm đạo với Thần Tiên là vô căn cứ nên đã không ghi chép.

Đối với việc Tần Thủy Hoàng dốc sức thực hiện, quảng bá rộng rãi văn hóa tu luyện, phản bổn quy Chân, tu Đạo thành Tiên, người đời sau đều sai lầm cho rằng ông tham sống sợ chết, nên mới một lòng tìm thuốc trường sinh bất lão. Do đó đã dẫn đến một loạt các kết luận sai lầm cho đời sau.

Lịch sử chân thực là: Thủy Hoàng Đế cả đời đã để lại rất nhiều truyền thuyết và Thần tích.

Trong loạt bài nhân vật anh hùng thiên cổ “Tần Thủy Hoàng” có viết, thời thượng cổ, con người và Thần cùng chung sống, Thần tích thường hiển thị.

Mọi người tín Thần, tu luyện, đắc Đạo thành Tiên, đó không phải là chuyện hiếm thấy. Các Thánh hoàng cổ đại như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hoàng Đế, v.v., đồng thời với việc cai quản thiên hạ, các ngài còn gặp Tiên phỏng Đạo, tu thân dưỡng tính, cũng là việc rất tự nhiên. Tần Thủy Hoàng vô cùng tôn trọng những người tu luyện, thường cùng với họ thảo luận đạo lý Thần Tiên, Chân Nhân, trường sinh, tu luyện.

Thủy Hoàng từng nói: “Ta ngưỡng mộ Chân Nhân, tự gọi mình là Chân Nhân, không xưng là ‘Trẫm’” (Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ). Ông không chỉ tự mình chuyên tâm tu luyện, dốc sức thực hiện, còn dốc hết sức hoằng dương tu luyện, truyền bá chính Đạo. Không chỉ đề xướng chốn cung đình, trong dân gian vùng đất Hoa Hạ, ông còn nhiều lần phái trợ thủ ra biển hoằng dương.

Tần Thủy Hoàng năm xưa ở Bi Thạch đã từng phái Hàn Chung (cũng có tên Hàn Chúng, Hàn Chủng) ra biển cầu Tiên tìm thuốc, đồng thời hoằng dương văn hóa tu luyện Hoa Hạ. Thành phố Tần Hoàng Đảo ngày nay chính là đặt tên theo Tần Thủy Hoàng, nguyên do năm xưa Tần Thủy Hoàng đã từng tuần du nơi này.

Hàn Chung tu luyện thành Thần, được lưu lại trong rất nhiều ghi chép lịch sử. Tư Mã Thừa Trinh đời Đường chép trong Động thiên phúc địa ký: “Động thứ 23 Chân Hư – ở huyện Trường Sa Đàm Châu, là nơi cai quản của Tây Nhạc Chân nhân Hàn Chung”. Hàn Quốc thần (Tần) tức tên nước của Hàn Quốc ngày nay chính là có nguồn gốc từ Hàn Chúng.

Nước Tân La bán đảo Triều Tiên cổ đại cũng là phát triển trên cơ sở Thần Hàn. Lý Diên Thọ chép trong Bắc sử: “Tân La, vốn trước là Thần (Tần) Hàn Chủng vậy”.

Tần Thủy Hoàng lại phái Từ Thị (âm Phúc) ở Lang Nha vượt biển về phía đông đề cầu Tiên tìm thuốc, đồng thời truyền bá rộng rãi đạo tu luyện tại Trung Hoa.

Thời Tần Thủy Hoàng, Đại Uyên quốc ở Tây Vực có rất nhiều người chết oan, thây ngoài đồng nội. Có con chim ngậm một loài cỏ phủ lên mặt người chết, người chết liền lập tức sống lại. Quan phủ đem chuyện này tấu lên Tần Thủy Hoàng, Tần Thủy Hoàng liền phái người đem loài cỏ đó về

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.