Tác giả Tiến sĩ Diana Zhang, là một nhà báo có 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về Trung Quốc. Bà sống ở Hoa Kỳ và sử dụng bút danh này để bảo vệ các thành viên gia đình của mình ở Trung Quốc. Sau đây là toàn văn bài viết của bà trên trang The Epoch Times ngày 26/5.
Hôm chủ nhật 24/5, hơn mười nghìn người đã xuống đường ở Hồng Kông sau khi Bắc Kinh đề xuất tại Lưỡng Hội một dự luật an ninh quốc gia mới được thực thi cho khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông. Đây là một động thái mới đã được tính toán cẩn thận và thực hiện trong một tâm trạng tuyệt vọng, gợi nhớ đến trò cò quay Nga, một trò đánh bạc chết người trong đó người chơi nạp một viên đạn vào một khẩu súng lục ổ quay, xoay tròn và tự bắn vào đầu mình.
Nếu luật này được thông qua, đó là sự kết thúc của “Một quốc gia, hai chế độ”, kết thúc “lời hứa” của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bắc Kinh sẽ thành lập văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông. Người dân Hồng Kông sau đó có thể bị bắt giữ một cách tùy tiện và bị đưa về đại lục để truy tố trong một hệ thống không có luật pháp.
Hoặc, người Hồng Kông có thể bị bắt giữ và xét xử ở Hồng Kông sau khi hệ thống pháp luật Hồng Kông bị lật đổ và biến thành một bản sao của Đại lục. Người Hồng Kông nghi ngờ rằng cảnh sát quân sự đại lục đã được gửi đến Hồng Kông.
Bắc Kinh thực hiện hành động này khi tình trạng hỗn loạn tại hòn đảo tạm thời bị gián đoạn bởi đại dịch. Hơn 122 quốc gia muốn mở một cuộc điều tra về cách thức bùng phát virus Vũ Hán ở Trung Quốc. Tại sao phải thực hiện một bước đi như vậy, dù biết rằng nó sẽ mang lại sự lên án quốc tế nhiều hơn nữa đối với ĐCSTQ?
ĐCSTQ đã thực sự cân nhắc các rủi ro chính trị và tài chính một cách cẩn thận. Cuối cùng, các nguy cơ về an toàn chính trị xuất hiện cấp bách hơn và quan trọng hơn đối với nó.
Tháng 9 này, Hồng Kông sẽ bầu các thành viên vào cơ quan lập pháp của mình – LegCo. Trong cuộc bầu cử quận hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã đánh giá thấp lập trường của người dân Hồng Kông. Có tới 39 ghế ủng hộ dân chủ, trong khi chỉ có 62 ghế do các ứng cử viên thân Bắc Kinh nắm giữ. Một kết quả tương tự trong cuộc bầu cử LegCo sẽ có tác động lớn hơn nhiều. ĐCSTQ không thể chịu đựng được một thách thức chính trị như vậy, vì thế nó muốn hành động ngay bây giờ.
Sau đó, là ám ảnh của những cuộc biểu tình. Vào tháng 4/2019, ĐCSTQ đã đưa ra một dự luật dẫn độ, giống như dự luật an ninh quốc gia vừa được đề xuất, được người Hồng Kông coi là một nỗ lực để lấy đi các quyền dân sự của họ. ĐCSTQ đã bị sốc bởi hậu quả: các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài trong nửa năm. Có lúc có tới hai triệu người Hồng Kông đổ ra trên đường phố, điều chưa từng xảy ra trước đây dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Họ lo ngại rằng nếu không thể kiểm soát được Hồng Kông, đại lục sẽ theo gương Hồng Kông.
Cuối cùng, Bắc Kinh cảm thấy phải hành động vì đấu đá chính trị ở cấp cao nhất đang rất nghiêm trọng. Hồng Kông đã là một căn cứ cho giới thượng lưu ở đại lục trong hơn hai thập kỷ qua. Các phe phái khác nhau đều có người ở Hồng Kông, bao gồm cả những người chống lại lãnh đạo Tập Cận Bình. Hồng Kông đóng vai trò là trung tâm chính: tài sản được giữ ở đó, thông tin nội bộ bị phát tán ở đó, và thành phố cung cấp một cửa sổ thuận tiện để rút tiền ra khỏi Trung Quốc.
Đối với một người bình thường, Hồng Kông giống như những gì đã từng là Tây Berlin. Đối với Tập, nó có thể là một căn cứ để chống lại Tập. Bắc Kinh đã bắt giữ một người bán sách ở Hồng Kông, người đã xuất bản một cuốn sách chỉ trích Tập, và tỷ phú Tiêu Kiến Hoa, người quản lý tài sản cho con cháu các lãnh đạo hàng đầu của đảng. Có nhiều cá nhân mà Bắc Kinh muốn bắt giữ ở đó, luật an ninh quốc gia mới giúp cho các vụ bắt giữ như vậy dễ dàng hơn.
ĐCSTQ luôn sử dụng Hồng Kông để làm những gì họ muốn mà không làm nổi ở đại lục. Trước đây nó từng là một trung tâm sản xuất, Hồng Kông đã mất vai trò đó vào tay đại lục, và giờ chỉ còn là trung tâm tài chính. Cửa sổ duy nhất để Bắc Kinh tiếp cận thị trường quốc tế là Hồng Kông.
Nếu ĐCSTQ đặt Hồng Kông dưới cái khung mới “Một quốc gia, một chế độ”, thì Hoa Kỳ, Anh và Châu Âu sẽ lấy đi tình trạng “cảng miễn phí” của Hồng Kông. Cửa sổ tài chính duy nhất Bắc Kinh sẽ đóng lại.
Đối với ĐCSTQ, đây là tự sát. Nhưng ĐCSTQ không có lựa chọn nào khác. Mỗi một động thái gần đây của nó đều bộc lộ sự “tự hủy hoại”. Không có gì lạ khi người Hồng Kông giương băng-rôn trên đường phố nói rằng: “Trời diệt Trung Cộng”.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập
Xem thêm:
- Báo cáo 16 trang của Chính phủ Tổng thống Trump không thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình
- Nhiều quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc vì COVID-19
- Đánh giá mức độ ‘hung hăng’ của Trung Quốc trên Biển Đông qua lăng kính luật quốc tế
The post Tại sao Bắc Kinh trong tuyệt vọng, muốn hoàn toàn lấy đi tự do của Hồng Kông? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.
2020-05-27 19:00:02