Trong cuộc khủng hoảng về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Ý là quốc gia phải chịu tổn thất rất nghiêm trọng.
Là một đồng minh thân cận với chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm, Ý cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Âu ký kết sáng kiến Vành đai và Con đường, đây là dự án cơ sở hạ tầng lớn mà sẽ hiện thực hóa tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh. Các chuyên gia và các chính trị gia tin rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế của Ý với Trung Quốc đã góp phần vào cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán tại đây.
Cesar Munera đã có bài viết trên The BL ngày 12/5 về vấn đề này.
Là một đối tác chiến lược ở châu Âu, Ý đã trở thành mục tiêu của những tuyên truyền sai lệch về kiểm soát đại dịch của chính quyền Trung Quốc. Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu 100 triệu khẩu trang, hình ảnh người dân Ý bày tỏ lòng cảm ơn Trung Quốc xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Tuy nhiên theo điều tra của Financial Times, sự dàn dựng này trên thực tế là một đoạn phim để phục vụ việc tuyên truyền ủng hộ Bắc Kinh và các hashtag đi kèm với các ấn phẩm đó như #ThanksChina, #GoChina & Italy được tạo ra bởi bot (Bot hay robot mạng là các ứng dụng phần mềm chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng).
Tuy nhiên, sự thật ngày một sáng tỏ, các động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc đang được xem xét kỹ lưỡng hơn khi cộng đồng quốc tế lên tiếng nhằm làm rõ vai trò thực sự của chính quyền Trung Quốc cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì họ bị cáo buộc cố tình che đậy thông tin quan trọng về sự bùng phát virus Vũ Hán.
Một báo cáo gần đây trên tờ Der Spiegel của Đức đã trích dẫn một tài liệu của cơ quan tình báo Đức Bundesnachrichtendienst (BND), trong đó đề cập đến chi tiết mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với WHO đồng lõa để trì hoãn thông tin quan trọng về đại dịch virus Vũ Hán.
“Vào ngày 21/1, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus giữ thông tin về việc virus có thể lây truyền từ người sang người và trì hoãn cảnh báo về đại dịch”, báo cáo của BND cho biết một quyết định như vậy đã lấy đi của thế giới từ 4 đến 6 tuần thời gian vàng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo Trung tướng H.R. McMaster, cựu cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “tin rằng họ có một cơ hội rất nhỏ những chiến lược để tăng cường thống trị và xem xét trật tự quốc tế có lợi cho họ”.
Chính phủ Ý và nhà cầm quyền Trung Quốc
Chính phủ liên minh mới của Ý đang đưa đất nước vào con đường phá sản, khiến Ý phải trông cậy vào thế lực bên ngoài. Ý đã xem đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc như một nguồn tài chính cần thiết để nâng cao cơ sở hạ tầng.
Beppe Grillo là lãnh đạo của liên minh chính trị thân Trung Quốc và Phong trào Năm sao đã thường xuyên được nhìn thấy tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Rome.
Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, các cuộc vận động hành lang trong kinh doanh và chính trị cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Ý đang ngày càng gia tăng.
Pirelli là nhà sản xuất lốp xe của Ý với 143 năm kinh nghiệm, đứng thứ 5 trên thị trường lốp xe quốc tế đã được China National Chemical Corp mua lại 5 năm trước.
Một nghiên cứu của công ty kiểm toán quốc tế KPMG tiết lộ rằng các thương vụ mua lại của Trung Quốc ở Ý lên tới 10 tỷ Euro (10,9 tỷ USD) trong 5 năm (tổng vốn đầu tư là 13 tỷ Euro).
Hiện tại Trung Quốc đặt mục tiêu thống trị cơ sở hạ tầng ở miền Nam châu Âu và đã có được giấy phép quản lý cảng biển lớn nhất Hy Lạp, Cảng Piraeus ở Athens, nơi mà Bắc Kinh hy vọng sẽ trở thành cảng thương mại lớn nhất ở châu Âu.
Sau đó, ĐCSTQ đã lên kế hoạch đầu tư vào một số cảng biển của Ý, 4 cảng trong số đó được coi là cảng trọng yếu của đất nước.
Trong những ngày đầu tiên của đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Ý, chính phủ cho biết họ không mong đợi nó sẽ gây ra bất kỳ sự bất tiện nào cho các công ty viễn thông Trung Quốc triển khai công nghệ 5G, đặc biệt là sau khi Huawei tuyên bố đầu tư 3 tỷ USD vào hệ thống viễn thông.
Trong một hội nghị trực tuyến với bộ trưởng quốc phòng các nước Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói rằng một số đồng minh bị tổn thất nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 có thể phải bán cơ sở hạ tầng quan trọng cho người Trung Quốc.
Dường như, những quốc gia nhắm mắt làm ngơ trước sự tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc vì lợi ích kinh tế, đang “gieo gì gặt nấy”. Giấc mơ bá chủ thế giới của chính quyền Trung Quốc đã biến thành cơn ác mộng cho những quốc gia liên minh với nó.
Theo Cesar Munera, The BL
Vanessa Đỗ dịch và Thiện Lan biên tập
The post Mối nguy hiểm mà Ý phải chịu khi quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc appeared first on Đại Kỷ Nguyên.