Trong dòng sông dài của lịch sử, rất nhiều dân tộc đều có lưu truyền lại những dự ngôn của riêng mình, những dự ngôn ấy đóng vai trò như là lời cảnh báo và cũng là lời gợi ý cho hậu nhân.
Xem thêm: Kỳ 1
Tiết lộ phương thức tránh tai họa và dịch bệnh trong các dự ngôn
Rất nhiều dự ngôn Đông – Tây đều miêu tả hậu quả thảm khốc 10 người còn 1 do Đại họa gây ra. Nhưng đồng thời, tất cả các dự ngôn lịch sử có liên quan này đều tiết lộ làm thế nào tránh tai họa. Theo đó, trong Đại họa, sẽ có một Thánh nhân xuất thế. Tất cả người tin theo và người thiện lương cuối cùng sẽ được Thánh nhân cứu vớt, từ đó bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới của lịch sử, còn người bị đào thải trong Đại họa đều là những người không tin theo và là người ác.
Trước khi thảo luận chi tiết cụ thể làm thế nào tránh được tai họa và dịch bệnh, đầu tiên chúng ta nói rõ một chút về hai dự ngôn mà bài viết dùng làm căn cứ: Ngũ Công Kinh của Phật gia, và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia.
Theo nghiên cứu của các học giả hiện đại, Ngũ Công Kinh khởi nguồn từ “Chuyển Thiên Đồ Kinh” vào thời cuối đời Đường và thời Ngũ Đại hơn 1000 năm trước. Sau này các triều đại có xuất hiện những phiên bản với tên gọi khác nhau nhưng nội dung giống nhau. Nó thuật lại chi tiết về Đại nạn có tính hủy diệt xảy ra vào thời mạt kiếp mà Ngũ Công Bồ Tát núi Thiên Thai dự ngôn, đồng thời dự ngôn trong Đại họa có Thánh nhân cứu thế “Minh Vương” xuất thế, “thay đổi càn khôn”, khiến thiên hạ bước vào thời thái bình thịnh thế tươi đẹp mới hoàn toàn.
Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh được ghi chép trong kinh điển của Đạo gia là Đạo Tạng. Các học giả cho rằng: 10 quyển đầu là kinh văn nguyên thủy, ghi chép về tai họa to lớn xảy ra vào thời mạt kiếp do Thái Thượng Đạo Quân giảng thuật cho Đạo sĩ Vương Thoán ở núi Kim Đàn Mã Tích vào những năm cuối đời Tây Tấn, đồng thời dự ngôn khi đó sẽ có Thánh nhân cứu thế “Chân Quân” xuất thế, “canh tân trời đất”, khiến thiên hạ bước vào thế giới hoàn toàn mới tươi đẹp vô cùng.
Cũng có nghĩa là, hai bộ dự ngôn Ngũ Công Kinh và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh là của Phật gia và Đạo gia truyền lại cho thế nhân, hơn nữa là dự ngôn miêu tả riêng về tai họa to lớn thời mạt kiếp. Vì đây là dự ngôn Thần truyền, những điều Thần trông thấy này không chỉ hạn cuộc ở hiện tượng bề ngoài trong không gian của nhân loại, mà là vượt qua hiện tượng bề mặt trông thấy thực chất ở trong thời không khác.
Ví như trong Ngũ Công Kinh miêu tả Ma Vương và quỷ dịch bệnh, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả Ma Vương và quỷ dịch bệnh, đều là đến để đào thải những người không tín Thần và người ác trong không gian của nhân loại, hoặc là những sinh mệnh ở thời không khác được Thần sai đến bảo hộ người tín Thần và người thiện lương. Những miêu tả trong các dự ngôn đã nói rõ: Biểu hiện của Đại họa trong thời không của nhân loại chỉ là hiện tượng bề mặt, mà những hành động của những sinh mệnh trong những thời không khác mới là thực chất đằng sau quyết định những hiện tượng bề mặt này.
Trong Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả rằng: “Khi đó có một Đạo sĩ, sáng lập Pháp Tam Động, Thiên nhân đều đến hộ Pháp”. “Thế nhân không biết người này là từ Thiên thượng giáng sinh xuống, thấy thế gia ô trọc độc ác, tự cầu Tiên Đạo độ hết thảy mọi người. Con người không biết chân tướng của Thánh nhân, trái lại lại cười chê. Làm sao đây, làm sao đây. Những người như thế này, sau sẽ bị trọng tội, tội đọa vào trong nước lửa của địa ngục Xích Liên, ba ngàn ức kiếp không có đường thoát ra”.
(1) Người không tín theo và người ác bị đào thải trong đại họa
“Người thế gian độc ác, không tin lời chí ngôn, nay có Tam Động Kinh xuất hiện, không biết tiếp thu. Quỷ dịch bệnh và binh đao, sát hại chúng sinh, chúng sinh chết hết”.
(2) Người tin theo và người thiện lương được Thần bảo hộ và không bị tai họa làm hại
“Nay có người tín phụng Tam Động, ba nghìn Ma Vương bảo hộ”; “Nam nữ có những người tiếp thu Tam Động thì Quỷ Vương kính phụng, không dám xâm phạm”; “Quỷ Vương các loại đều bảo hộ những người theo Tam Động này, không để họ bị dịch bệnh” v.v…
“Người theo Pháp sư Tam Động thì Ma Vương bảo hộ. Nếu để họ bị nguy hại và dịch bệnh thì Ma Vương phải chịu tội, bị bổ đầu làm 80 phần”
(3) Người nhiễm dịch bệnh nếu được tín đồ của Thánh nhân cứu vớt thì sẽ khỏi bệnh
“Nơi có người theo Thánh nhân cứu người, Thiên nhân và Lực sĩ đều bảo hộ trợ giúp, khiến người bệnh khỏi. Người khỏi bệnh thì Thiên nhân và Ma Vương đợi được thăng lên; người bệnh không khỏi thì các ngươi hãy chờ chết”.
“Người bệnh nếu được tín đồ của Pháp sư Tam Động cứu vớt, thì những con quỷ này sẽ tự khắc được Thiên nhân đem đi. Nếu không đi thì Lực sĩ Tam Thiên ắt sẽ trảm”.
“Các tín đồ nói với người mê muội, khiến người ta tiếp thu Tam Động, thì có thể thoát khỏi mọi nguy nạn xâm hại”.
Trong dự ngôn nói rõ rằng phương pháp mà các tín đồ của Thánh nhân “hành đạo cứu người” là nói rõ để chuyển biến nhân tâm.
Theo những miêu tả như trên trong các dự ngôn, trước Đại dịch hung dữ đoạt mạng liên tục kéo dài nhiều năm này, có người e rằng trốn tránh không được, nhưng lại có người không lây nhiễm được: Vận mệnh của một sinh mệnh trong đại họa này dường như hoàn toàn quyết định bởi sự lựa chọn từ nội tâm chính mình, nhất là thái độ đối với Pháp của Thánh nhân.
Ngũ Công Kinh của Phật gia cũng có miêu tả tương tự: “Bất kể giàu hay nghèo, người tôn kính (Pháp của Thánh nhân) thì tự an khang, nếu có người không tin thì khó mà được thấy năm thái bình”. “Người ác không kính không tin, khó tránh khỏi bị Trời diệt”.