Một số nhà bình luận Hồng Kông đã chỉ ra rằng việc Tập Cận Bình thúc đẩy thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông liên quan đến việc “mượn bên ngoài mà đánh bên trong”.
Tại cuộc họp bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 28/5, nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội Trung Quốc đã đến trễ, dấy lên nghi ngờ có chuyện quan trọng đã xảy ra, theo Minh Báo của Hồng Kông.
Minh Báo đưa tin, vào lúc 2h30 chiều ngày 28/5, các đại biểu bắt đầu lần lượt đi vào địa điểm tổ chức buổi lễ. Khoảng 20 phút sau, các quan chức mới tiến vào chỗ ngồi trên sân khấu. Không giống như các lần trong quá khứ, các quan chức cao cấp của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội sẽ ngồi sẵn theo hai nhóm trên bục chủ tịch phía trên sân khấu lớn. Hôm đó, những phút đầu, các quan chức thuộc hàng thứ nhất của nhóm thứ nhất, cùng hàng thứ hai và thứ nhất của nhóm thứ hai đã không xuất hiện, bao gồm: Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Đổng Kiến Hoa, Bí thư đảng bộ Bộ giao thông Dương Truyền Đường, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Hạ Bảo Long, cựu Giám đốc điều hành Hồng Kông Lương Chấn Anh, cựu Giám đốc điều hành Macau Hà Hậu Hoa, Chủ tịch Tòa án tối cao Chu Cường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Trương Quân, cùng với Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Thăng Dân, Ủy viên Quân ủy Trung ương Miêu Hoa, Tổng Tham mưu trưởng Lý Tác Thành và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa.
Chưa đầy 5 phút trước khi buổi lễ bắt đầu, họ mới lần lượt bước vào hội trường để đến chỗ ngồi. Do họ vào khá muộn so với giờ quy định nên các đại biểu lúc đó đã “xì xào bàn tán”.
Bài báo cũng nói rằng các quan chức cấp cao này dường như vừa kết thúc một cuộc họp quan trọng trước khi bước vào hội trường nơi diễn ra lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.
Giữa sự phản đối của thế giới bên ngoài, “phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia” đã được thông qua tại cuộc họp bế mạc của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 28/5. Các phương tiện truyền thông quốc tế đều chỉ ra thực tế rằng điều này làm cho “một quốc gia, hai hệ thống” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Dù có cảnh báo và trừng phạt từ phía Hoa Kỳ, ĐCSTQ vẫn xem xét và thông qua Luật An ninh Quốc gia, được coi là trực tiếp từ bỏ Hồng Kông. Trương Kiên, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Hồng Kông và Ma Cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải tin là Bắc Kinh hoàn toàn nhận thức được rằng họ sẽ phải trả giá. Ông nói với VOA rằng vụ việc liên quan đến an ninh chủ quyền và an ninh chính trị của Trung Quốc, mà an ninh chính trị quan trọng hơn lợi ích kinh tế. ĐCSTQ sẵn sàng đánh đổi kinh tế cho an ninh chính trị.
Nhà bình luận nổi tiếng ở Hồng Kông Lưu Nhuệ Thiệu nói với Apple Daily rằng ĐCSTQ khăng khăng thúc đẩy luật này, phản ánh rằng họ không tính toán một cách khách quan thiệt hại cho Trung Quốc và Hồng Kông từ quyết định này. Ông nói rằng “việc hại chết Hồng Kông” không tốt cho ĐCSTQ, bởi vì đại lục phải dựa vào Hồng Kông để thu hút đầu tư nước ngoài. Chuyên gia cho rằng việc thúc đẩy mạnh mẽ Luật an ninh quốc gia Hồng Kông ngoài việc chống lại sự kháng cự của người dân Hồng Kông, còn có thể là để chống lại sự bất ổn chính trị trong nội bộ, đây như một lá bài cho “trận chiến của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20”.
Lưu Nhuệ Thiệu cho rằng trong mắt các quan chức cấp cao, Hồng Kông là nơi xuất khẩu những vấn đề nội bộ của đại lục. Nhiều ảnh hưởng từ việc đấu đá trong bộ máy lãnh đạo cấp cao sẽ được triển hiện thông qua Hồng Kông. Điều này làm tăng khả năng các quan chức cấp cao phải kiểm soát chặt chẽ Hồng Kông.
Ông nói rằng Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20 của sẽ được tổ chức sau hai năm nữa. Đây sẽ là một thời điểm quan trọng khi Tập Cận Bình có khả năng được bầu lại (nghĩa là nhiệm kỳ của ông vượt quá mười năm), và sự xung đột của các ý kiến khác nhau trong ĐCSTQ chắc chắn sẽ gia tăng. Do đó, để tránh sự thu hút của ngoại giới vào nội bộ ĐCSTQ, Bắc Kinh sẽ chuyển hướng lục đục ra bên ngoài.
Trước thềm “hai kỳ họp” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc đấu tranh quyền lực cấp cao của ĐCSTQ diễn ra mạnh mẽ hơn, và nhiều quan chức cấp cao đã “ngã ngựa”, trong đó có Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an, người có quyền lực thực sự và Hồ Văn Minh, cựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc, một doanh nghiệp quy mô lớn của ngành công nghiệp quân sự. Ông Hồ này vốn là đồng hương của Giang Trạch Dân và có sự nghiệp bắt đầu từ bộ máy chính trị của Giang Trạch Dân.
Về quân đội dưới sự kiểm soát của Tập Cận Bình, cựu sĩ quan ĐCSTQ Diêu Thành nói với VOA rằng khi một lãnh đạo mới của ĐCSTQ lên nắm quyền, họ thường sẽ dọn dẹp sạch các đặc vụ của thế lực cũ, như Đặng Tiểu Bình, người đã lên và dọn dẹp phe cánh của Mao Trạch Đông, sau đó Giang Trách Dân cũng làm như vậy với phe cánh của Đặng Tiểu Bình.
Sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, ông không làm được như vậy nên quyền lực quân sự đã bị nắm giữ bởi Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng và những người khác, và ông ta không kiểm soát được sức mạnh quân sự.
Năm 2012, Tập Cận Bình lên vũ đài chính trị, liền bắt đầu thanh trừ phe cánh của Giang Trạch Dân trong quân đội. Tuy nhiên, Diêu Thành chỉ ra rằng “quân đội và Tập Cận Bình thật ra cũng không thực sự thân mật, ai không nghe ông ta đều sẽ bị bắt”. Ông Diêu giải thích thêm rằng, bây giờ tướng lĩnh quân đội cấp cao không thực sự chọn phe, mà tất cả bọn họ đều đang theo dõi xem có nhà lãnh đạo mới nào xuất hiện để dọn dẹp người của Tập Cận Bình không.
Theo Lâm Vũ, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
The post Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc appeared first on Đại Kỷ Nguyên.
2020-05-30 00:13:02