“Vải ngâm axit clohydric” đã trở thành bí mật bị công khai trong ngành buôn bán bảo quản trái cây.
Do tác dụng hô hấp của vải thiều mạnh hơn so với các trái cây thường khác, sau khi thu hái sẽ nhanh bị đổi màu và thối. Loại trái cây này sẽ có quá trình thay đổi sau khi thu hái như sau: một ngày bị đổi màu, hai ngày thay đổi mùi, ba ngày thay đổi vị, bốn ngày mất cả vị lẫn mùi. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp an toàn nào để bảo quản vải được tươi lâu.
Do vậy thông thường khi lái buôn thu hái vải chín đến 8 phần, họ sẽ trực tiếp ướp đá lạnh, sau đó vận chuyển đến các chợ trong cả nước. Tuy nhiên, vì vỏ vải chưa chín có lẫn màu xanh, ảnh hưởng đến tiêu thụ, lúc này các thương lái sẽ dùng “chất bảo quản” (thêm một chút axit sulfuric hoặc axit clohydric) để ngâm hoặc xịt vào vải, giúp cho vải có màu đỏ đẹp mắt.
Chuyên gia khuyến cáo: Vải chín cây thường có màu đỏ xanh đan xen, màu sắc phân bố không theo quy tắc. Nếu cả quả đều đỏ, có một số mắt ở vỏ nhô lên có các chấm đen tức đã sử dụng chất bảo quản. Ngoài ra khi mua vải có thể ngửi thử, vải ngâm axit clohydric sẽ có mùi nồng của axit clohydric xộc vào mũi.
Khi mua vải chỉ cần ngửi, nếu có mùi axit clohydric thì bạn cần tránh xa.
Tiếp đến là việc bảo quản chuối người ta sử dụng nước amoniac. Vì đường vận chuyển khá xa, nếu vận chuyển chuối đã chín đến chợ bán thì khi đến chợ đã bị dập thâm và có rất nhiều các đốm đen xuất hiện trên vỏ. Chuối được vận chuyển đường xa đều là chuối chín 5 phần thôi, vì vậy họ sẽ kích chín trên đường vận chuyển, đến chợ thì vừa hay có màu vàng rất đẹp mắt.
Cách kích chuối chín rất đơn giản, dùng nước amoniac hoặc sulfur dioxide để kích chín. Chuối này vỏ mềm vàng rất đẹp nhưng khi ăn lại cương cứng, không được ngọt. Tuy nhiên loại sulfur dioxide gây tổn hại đến hệ thống thần kinh của con người, hơn nữa còn ảnh hưởng đến chức năng của gan thận. Nếu chuối cứng và không có thâm vỏ khi chín, đó là chuối đã ngâm hóa chất bạn cần tránh xa.
Hy vọng Napaco Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.