ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phát hiện 2 tảng băng dị thường “tấn công” Tây Tạng
Thursday, October 27, 2016 21:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khoa học và vũ trụ

Các nhà khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân vì sao Tây Tạng bị 2 tảng băng lớn như sông băng tấn công trong suốt 2 tháng qua.

Tảng băng tuyết đầu tiên trôi đến Tây Tạng vào tháng 7/2016 lớn 65 triệu m2 làm thiệt mạng 9 bầy đàn động vật và hàng trăm con gia súc.

Tảng băng tuyết thứ hai nhỏ hơn trôi đến Tây Tạng vào tháng 9 tuy không gây thiệt hại cho động vật nhưng che phủ kín vài km.
Cả 2 tảng băng tuyết đều nằm gần dãy núi Aru. Nhiệt độ và lượng mưa bình thường trong suốt mấy tháng và băng tuyết tồn tại trên địa hình bằng phẳng làm các chuyên gia không hiểu chuyện gì đang xảy ra và chúng ta có phải đón nhận tảng băng nữa không.

Hình ảnh chụp tảng băng ở Tây Tạng qua các ngày 24/6, 21/7 và 24/9.

Nhà nghiên cứu sông băng Andreas Kääb thuộc trường ĐH Oslo, Na Uy, cho biết:“Một tảng băng trong số đó rất dị thường”.

Để biết được chuyện gì xảy ra khiến tảng băng đầu tiên trôi dạt, một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà nghiên cứu sông băng thuộc trường ĐH ETH Zurich, Thụy Sĩ, đã xây dựng hình ảnh mô phỏng trên máy tính tảng băng đầu tiên để xác định kẽ nứt và sự thay đổi độ cao.

Cuộc nghiên cứu này được thực hiên trước khi xuất hiện tảng băng thứ hai vào tháng 9 làm sụp băng lần thứ nhất do hiện tượng sóng cồn. Hiện tượng này xảy ra khi dòng băng từ đỉnh đến đáy sông băng.

Sóng cồn không chỉ làm sông băng chảy nhanh gấp từ 10 đến 100 lần tốc độ thông thường mà còn làm nước chất đầy bên trong làm nền tảng sông băng lỏng ra và đổ sập.

Nhiệt độ và lượng mưa tăng lên lâu dài ở Tây Tạng, dòng sông vẫn tồn tại trong thung lũng hẹp làm nước tích tụ nhanh hơn gây ra sạt lở mạnh.

Sóng cồn hiếm khi xảy ra ở Tây Tạng. Trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng xác định được dòng sông băng nữa có hình thù và đăc điểm giống như thế.

Trước đây, trường hợp duy nhất tương tự đã xảy ra với 1 tảng băng Kolka-Karmadon ở Caucasus, Nga, vào tháng 9/2012. Dòng sông băng đã trôi trượt đi 19km được xác định do băng và những mảnh vỡ tích tụ, làm hơn 100 người thiệt mạng.

Tây Tạng.
Tây Tạng.

Trường hợp sông băng đổ sụp như ở Tây Tạng rất hiếm thấy và càng không có chuyện 2 lần sông băng đổ sụp. Các nhà nghiên cứu vẫn bối rối chưa thể giải thích được.

Nhà nghiên cứu Andreas Kääb không xác nhận bằng chứng về sự liên quan vật lý trực tiếp giữa 2 dòng sông băng không bền vững mặc dù có chung nhiều nhân tố, trong đó thời tiết và đới khí hậu dường như là nguyên nhân.

Theo các nhà khoa học, hậu quả của việc biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc lượng băng trên Trái Đất ngày càng thu hẹp lại.

Liệu đây có phải hệ quả của việc nóng lên toàn cầu hay không? Hay con người đang dần phải ”trả giá” cho những việc làm hàng ngày? Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu và hy vọng không có điều gì làm chúng ta sửng sốt nữa.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.