Khoa học và vũ trụ
Một nguồn sáng hồng ngoại bất ngờ phát ra từ một tàn dư siêu tân tinh đang khiến giới thiên văn học ngạc nhiên.
Nguồn sáng hồng ngoại từ tàn dư siêu tân tinh RCW 103.
Theo đó, một nhóm các nhà thiên văn học Canada vừa phát hiện ra một nguồn sáng hồng ngoại kỳ lạ phát ra từ một tàn dư siêu tân tinh có tên khoa học là RCW 103nằm trong chòm sao Norma cách Trái Đất 10.000 năm ánh sáng qua công nghệ WFC3 / IR trên Kính viễn vọng Hubble, NASA.
Nhiều chuyên gia nhận định, nguồn sáng hồng ngoại này rất giống và có thể liên quan tới một nguồn sáng hồng ngoại có tên khoa học là 2E 1.613,5-5053 được phát hiện cách đây khoảng 30 năm trước. Ước tính nguồn sáng hồng ngoại này mang năng lượng đạt từ F110W – 26,3 AB mag và m F160W – 24,2 AB mag) trong chu kỳ 6,67 giờ và phát ra liên tục, kéo dài và có lúc đạt tới đỉnh điểm.
Giới chuyên gia nhận định, nguồn hồng ngoại này có thể đến từ một vành đĩa nào đó đang trong tiến trình bồi đắp năng lượng xung quanh cho tàn dư siêu tân tinh RCW 103 cho lần phát triển mới nhất. Nghiên cứu này vừa được công bố trực tuyến trên trang arXiv.org.
Theo Khoahoc
2016-10-19 21:00:10
Nguồn: http://tientri.net/khoa-hoc-va-vu-tru/bi-an-nguon-sang-hong-ngoai-phat-ra-tu-tan-du-sieu-tan-tinh/