ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 1/8
Monday, August 1, 2016 14:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tổng thống Mỹ Obama lần đầu nói về phán quyết PCA về Biển Đông; một bộ phận quân đội TQ “hung hăng” hơn sau PCA… là tin tức Biển Đông mới nhất ngày 1/8.

Tổng thống Mỹ Obama lần đầu lên tiếng về phán quyết của PCA: “Nước lớn không bắt nạt nước nhỏ”

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 1/8 - Ảnh 1

Tổng thống Obama lần đầu lên tiếng về phán quyết PCA.

Nhân dịp Thủ tướng Lý Hiển Long tới Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc phỏng vấn qua email với tờ The Straits Times. Trong bài trả lời phỏng vấn, ông Obama đã nói về mối quan hệ với Singapore, chính sách tái cân bằng châu Á và những sự kiện có ảnh hướng tới khu vực trong giai đoạn hiện tại, gồm cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về vấn đề Biển Đông hôm 12/7 vừa qua.

Trả lời câu hỏi về cách tiếp cận của Washington trong vấn đề này, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi tin rằng các quốc gia lớn không nên bắt nạt nước nhỏ hơn và chủ quyền của các quốc gia phải được tôn trọng. Chúng tôi từ lâu đã kêu gọi các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình, kể cả thông qua các cơ chế như trọng tài quốc tế”, ông Obama nhấn mạnh.

Xem chi tiết

Reuters: Một bộ phận của quân đội Trung Quốc hung hăng hơn sau phán quyết của PCA

Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, nội bộ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang “hung hăng” hơn sau phán quyết của PCA bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” phi lý của nước này ở Biển Đông. PCA khẳng định Trung Quốc “không có quyền lịch sử” với vùng Biển Đông.

“Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng, chúng ta nên dạy cho họ một bài học đẫm máu giống như đã từng làm trong quá khứ”, Reuters dẫn lại lời nói đầy hống hách của một nhân vật trong PLA theo nguồn tin thân cận.

Xem chi tiết

Đại sứ Việt Nam trả lời phòng vấn báo chí Mexico về vấn đề Biển Đông

Vietnamplus đưa tin, trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn nhà nước Mexico, NOTIMEX, mới đây Đại sứ Việt Nam tại Mexico Lê Linh Lan tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982(UNCLOS).

Theo đại sứ Lê Linh Lan, các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và biển đảo trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có (UNCLOS).

Việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp là một biện pháp giải quyết tranh chấp văn minh và hòa bình, đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS, giúp tránh được những xung đột có thể xảy ra và có thể đưa đến một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Đây cũng là xu thế chung trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong nhiều năm qua.

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 1/8 - Ảnh 2

Đại sứ Việt Nam tại Mexico Lê Linh Lan tại buổi trả lời phỏng vấn hãng NOTIMEX. (Ảnh: Việt Hòa/Vietnam+)

Được hỏi về khả năng Việt Nam nghiêng về hướng đàm phán song phương với Trung Quốc hoặc đàm phán đa phương với tất cả các nước liên quan, hoặc Việt Nam sẽ yêu cầu Tòa Trọng tài như Philippines đã làm, Đại sứ Lê Linh Lanh cho rằng tranh chấp ở Biển Đông hết sức phức tạp: có tranh chấp liên quan đến hai nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa; có những vấn đề liên quan đến cả các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải. Quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.

Liên quan đến chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông, Đại sứ Lê Linh Lan khẳng định Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của mình ở Biển Đông; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế, tiếp tục phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý theo đúng các quy định của UNCLOS.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Yêu sách “đường chín đoạn” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, trái với tinh thần UNCLOS mà Trung Quốc là một bên tham gia và Tòa Trọng tài đã ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có quyền lịch sử ở khu vực này.

Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Pháp kêu gọi 27 quốc gia EU tuần tra chung trên Biển Đông

Pháp đã kêu gọi 27 quốc gia Liên minh châu Âu thiết lập đội tuần tra chung trên Biển Đông. Đây là một trong những biểu hiện mới nhất của cộng đồng quốc tế chống lại những hành động hung hăng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 1/8 - Ảnh 3

Tàu đổ bộ USS Ashland của Mỹ đã tuần tra tại Biển Đông ngày 26.2. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định Pháp sẽ tiếp tục điều tàu và máy bay tới vùng luật pháp quốc tế cho phép để tuần tra.

“Nếu chúng ta muốn kiểm chế rủi ro xảy ra xung đột, chúng ta phải bảo vệ quyền này và chính chúng ta sẽ bảo vệ nó”, ông Le Drian nói.

Chính phủ Pháp khẳng định tự do hàng hải là ý nghĩa sống còn xét về góc độ kinh tế. Ông Le Drian cho hay nếu để mất quyền này ở Biển Đông thì có thể xảy ra những rắc rối tương tự ở Bắc Băng Dương và biển Địa Trung Hải.

Chính phủ Pháp đã từng nhiều lần muốn dẫn đầu đoàn tuần tra của tàu chiến hải quân EU trên Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải. Trong khi đó, EU kêu gọi các bên liên quan tới tranh chấp Biển Đông nên tìm hướng giải quyết hòa bình, đồng thời EU kêu gọi tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Danh Tuyên (tổng hợp)

Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn nhà nước Mexico, NOTIMEX, mới đây Đại sứ Việt Nam tại Mexico Lê Linh Lan tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982(UNCLOS).

Theo đại sứ Lê Linh Lan, các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và biển đảo trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có (UNCLOS).

Việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp là một biện pháp giải quyết tranh chấp văn minh và hòa bình, đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS, giúp tránh được những xung đột có thể xảy ra và có thể đưa đến một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Đây cũng là xu thế chung trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong nhiều năm qua.

Philippinnes sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS để giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và tinh thần của Bộ quy tắc ứng xử (DOC).

Đại sứ Lê Linh Lan nhấn mạnh là một quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS.

Được hỏi về khả năng Việt Nam nghiêng về hướng đàm phán song phương với Trung Quốc hoặc đàm phán đa phương với tất cả các nước liên quan, hoặc Việt Nam sẽ yêu cầu Tòa Trọng tài như Philippines đã làm, Đại sứ Lê Linh Lanh cho rằng tranh chấp ở Biển Đông hết sức phức tạp: có tranh chấp liên quan đến hai nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa; có những vấn đề liên quan đến cả các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải. Quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.

Liên quan đến chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông, Đại sứ Lê Linh Lan khẳng định Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của mình ở Biển Đông; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế, tiếp tục phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý theo đúng các quy định của UNCLOS.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Yêu sách “đường chín đoạn” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, trái với tinh thần UNCLOS mà Trung Quốc là một bên tham gia và Tòa Trọng tài đã ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có quyền lịch sử ở khu vực này.

Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.