ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hỉnh Biển Đông mới nhất ngày 14/8
Sunday, August 14, 2016 17:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhật Bản tính phát triển tên lửa mới để đối phó với Trung Quốc, Trung Quốc thúc ép Ấn Độ về Biển Đông… là tin tức Biển Đông mới nhất ngày 14/8.

Nhật Bản tính phát triển tên lửa đất đối hải để đối phó với Trung Quốc

  Tin tức tình hỉnh Biển Đông mới nhất ngày 14/8 - Ảnh 1

Tàu Trung Quốc và Nhật Bản ở gần đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. (Ảnh: Reuters)

Tờ Yomiuri Shimbun ngày 14/8 đưa tin Nhật Bản đang lên kế hoạch phát triển, triển khai các loại tên lửa mới có tầm bắn khoảng 300km, sử dụng nhiên liệu rắn. Những tên lửa này dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2023 trên những đảo như Miyako thuộc tỉnh Okinawa, có thể bảo vệ được quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Tokyo và Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông.

“Vì Trung Quốc liên tục tái diễn các động thái khiêu khích quanh quần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ củng cố thế răn đe bằng cách cải thiện năng lực tấn công tầm xa”, Yomiuri Shimbun viết.

Số tiền phát triển tên lửa là một phần trong đề nghị ngân sách của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018.

Youriumi Shimbun cho biết Bộ Quốc phòng Nhật Bản vẫn chưa lên tiếng chính thức về vấn đề này.

Thông tin trên xuất hiện khi quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuần trước, Tokyo cáo buộc Bắc Kinh ngày 5/8 đã đưa tàu 14 lần vào khu vực nhóm đảo tranh chấp trên khiến căng thẳng leo thang.

Những động thái của Trung Quốc quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bắt đầu leo thang từ tháng 2/2016 và Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng phản đối, Reuters cho biết.

Lý do Mỹ phản ứng dè chừng với Trung Quốc tại Biển Đông

  Tin tức tình hỉnh Biển Đông mới nhất ngày 14/8 - Ảnh 2

Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye, Hà Lan.

Ngày 12/7 vừa qua, Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết bác bỏ “quyền lịch sử” với yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Dù hài lòng với phán quyết nhưng Mỹ lại rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan trong mối quan hệ với Philippines và Trung Quốc.

Năm 1951, Mỹ ký hiếp ước Phòng thủ chung vào năm 1951, trong đó Washington cam kết giúp Manila nếu lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công. Hiệp ước trên không bao gồm những bãi cát ngầm và bãi đá ở Biển Đông mà chỉ giúp bảo vệ “lãnh thổ lục địa” của Philippines và “khu vực Thái Bình Dương”.

Lúc này, sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ với Philippines sẽ khiến Trung Quốc tức giận, nhưng nếu lời cam kết không có trọng lượng thì Philippines sẽ cảm thấy không được hỗ trợ.

Theo Washington Post, nếu Mỹ cam kết mạnh mẽ với Philippines, nhiều khả năng Mỹ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột không mong muốn với Trung Quốc. Khi ấy, Philippines quá tự tin về cam kết của Mỹ, có thể cứng rắn hơn với Trung Quốc, sẵn sàng có những động thái rủi ro có thể dẫn tới xung đột ở Biển Đông.

Trái lại, nếu Philippines nghi ngờ cam kết của Mỹ, Philippines có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Tuy vậy, việc này có thể hạn chế các hành vi nguy hiểm của Manila và khuyến khích thỏa hiệp, kết quả là Washington sẽ giảm lo ngại về việc mắc kẹt tại xung đột ở Biển Đông.

Từ sau khi có phán quyết của PCA, Mỹ phản ứng rất thận trọng, không hả hê dù kết quả phán quyết nghiêng về phía đồng minh Philippines. Phán quyết khiến Mỹ hài lòng, nhưng một số bộ phận cho rằng Mỹ chưa thể hiện phản ứng rõ ràng, quyết đoán hơn về vấn đề này. Đây chính là thế khó của Mỹ: một là bị buộc phải công khai chọn phe và có thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự vì tranh chấp bãi đá, hai là có thể Mỹ sẽ bị kẹt trong một cuộc xung đột quân sự Philippines-Trung Quốc ở Biển Đông.

Đầu tuần này, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos đã tới Hồng Kông để phá băng quan hệ và hy vọng thiết lập đàm phán trở lại với Trung Quốc. Dù Trung Quốc phủ nhận phán quyết của tòa án, Bắc Kinh cũng đã bày tỏ sự sẵn sàng thương lượng. Washington sẽ hoan nghênh điều này bởi vì nó giảm nguy cơ mắc kẹt trong một cuộc xung đột Bắc Kinh-Manila.

Trung Quốc thúc ép Ấn Độ về Biển Đông

  Tin tức tình hỉnh Biển Đông mới nhất ngày 14/8 - Ảnh 3

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Ngày 12/8, ngay trong ngày đầu tiên trong chuyến công du Ấn Độ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gia tăng sức ép cho New Delhi về tranh chấp ở Biển Đông. Ông Vương Nghị nói trước báo chí cho biết Ấn Độ phải quyết định về việc có ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hay không.

Theo Viettimes, tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc mang ý nghĩa của một lời thúc ép sau khi tờ báo dân tộc chủ nghĩa Hoàn Cầu khét tiếng, ngay trước chuyến công du của ông Vương Nghị đã lên tiếng cảnh cáo rằng việc New Delhi dấn thân vào Biển Đông sẽ gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc và tạo ra những trở ngại cho doanh nhân Ấn Độ đang muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Một số nguồn tin từ Ấn Độ cho biết là ngoại trưởng Vương Nghị sẽ cố gắng tác động để Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không cùng với một số nước khác nêu vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào đầu tháng 9 tới.

Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông, Bắc Kinh đang lo ngại rằng một số nước, trong đó có Mỹ, có thể sẽ nêu vấn đề trong thượng đỉnh G20 sắp tới.

Danh Tuyên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.