Kể từ lần đầu tiên đi vào phục vụ trong năm 1980 đến nay, xe tăng M1 Abrams của Quân đội Mỹ vẫn xứng đáng với danh hiệu “vua chiến trường”.
Xe tăng M1 Abrams của Quân đội Mỹ. |
Kể từ lần đầu tiên đi vào biên chế phục vụ từ năm 1980, xe tăng M1 Abrams đã trở thành chủ lực tác chiến của lực lượng bộ binh Mỹ. Xe tăng khổng lồ nặng tới 67 tấn đã tạo nên tên tuổi của nó là một cỗ máy ưu việt, nguy hiểm và là một vũ khí chiến thuật hiện đại từ thời “chiến tranh lạnh”.
Business Insider đã đưa ra những lý do sau đây để giải thích vì sao đến thời điểm hiện tại, M1 Abrams vẫn xứng đáng với danh hiệu “vua chiến trường”.
Trong ảnh dưới là một trong những mẫu M1 Abrams đầu tiên được sản xuất vào năm 1979, các xe tăng Abrams chính thức được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ sau đó 1 năm. Các xe tăng Abrams tham gia chiến đấu lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Các xe tăng Abrams tham gia chiến đấu lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. |
Xe tăng Abrams là mẫu xe tăng đầu tiên được Mỹ tích hợp giáp Composite Chobham do Anh chế tạo với cấu tạo kết hợp giữa gốm và nhiều vật liệu có mật độ dày đặc.
Xe tăng Abrams là mẫu xe tăng đầu tiên được Mỹ tích hợp giáp Composite Chobham do Anh chế tạo. |
Mặc dù có lớp giáp do Anh quốc thiết kế, các xe tăng Abrams được hoàn thiện sản xuất tại Ohio và Michigan.
Các xe tăng Abrams được hoàn thiện sản xuất tại Ohio và Michigan. |
Các xe tăng Abrams có tính cơ động cực cao với tốc độ tối đa lên tới 40 mph (khoảng 64 km/h) và có thể quay thân xe 360 độ.
Với khả năng di chuyển ấn tượng, tăng Abrams có thể dễ dàng đi trên những địa hình hiểm trở như đường đất, cát lún và thậm chí có thể “drift” trên đường phủ tuyết trơn trượt.
M1 Abrams được trang bị tháp pháo nòng trơn 120 mm có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau.
M1 Abrams được trang bị tháp pháo nòng trơn 120 mm. |
Giống như nhiều đơn vị thiết giáp khác, thành công của xe tăng Abrams dựa trên 2 yếu tố là phần cứng và ê kíp điều khiển. Trong kíp lái của M1 Abrams có một người thay đạn chuyên nghiệp sẽ nạp những loại đạn có khả năng làm tan chảy giáp của xe tăng địch lên trước tiên.
Ngoài tháp pháo chính, tăng Abrams được trang bị súng trường M2H Browning được sản xuất từ Thế chiến II. Trong nhiều trường hợp, súng trường Browning có thể khai hỏa diệt mục tiêu từ xa.
Ngoài tháp pháo chính, tăng Abrams được trang bị súng trường M2H Browning. |
Với lớp áo giáp kiên cố, M1 Abrams có thể cán qua một chiếc xe chứa bom mà thậm chí không cần phải đóng cửa sập. Một vụ nổ dạng này có thể làm các xe tăng khác tan thành từng mảnh.
Không chỉ Mỹ, M1 Abrams còn đóng vai trò chủ lực tác chiến trong quân đội tại các nước như Iraq, Ả Rập Saudi, Ai Cập và Australia.
M1 Abrams còn đóng vai trò chủ lực tác chiến trong quân đội tại các nước như Iraq, Ả Rập Saudi, Ai Cập và Australia. |
Khi xe tăng Abrams tham gia chiến đấu trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nó đã gây ấn tượng với các nhà đầu tư với năng lực bất bại trước hỏa lực của các xe tăng Iraq.
Trong thực tế, chỉ có một chiếc M1 bị phá hủy trong Chiến tranh vùng Vịnh nhưng đó là do hỏa lực của Quân đội Mỹ. Có thể mục đích của việc phá hủy xe tăng là để tránh bị quân đội Iraq chiếm được.
Các xe tăng Abrams chiếm ưu thế với phạm vi tác chiến rộng và khả năng nhìn đêm ưu việt vượt trội so với các loại xe tăng do Liên Xô sản xuất.
Trong chiến tranh Iraq năm 2003, xe tăng Abrams đã tham gia vào cuộc chiến tranh đô thị trong các thành phố của Iraq. Chiến tranh đô thị là một “ác mộng” đối với các loại xe tăng vì phạm vi tác chiến bị giới hạn bởi các tòa nhà cao tầng và có thể bị tấn công từ trên cao, là nơi được trang bị giáp yếu nhất.
Chiến tranh đô thị là một “ác mộng” đối với các loại xe tăng. |
Để đối phó, Mỹ đã trang bị cho các xe Abrams một bộ nâng cấp Survival Kit cải thiện đáng kể khả năng sống sót trong môi trường tác chiến đô thị.
Ngày nay, xe tăng M1 Abrams vẫn là chủ lực tác chiến của Quân đội Mỹ trên chiến trường và nó xứng đáng là xe tăng thành công nhất mọi thời đại.
Phan Hoàng
2016-08-04 00:48:09