ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ và Ả Rập Saudi cùng tham gia bắn hạ Su-24 Nga ở Syria?
Friday, July 29, 2016 16:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một cựu quan chức Đức đã bất ngờ tiết lộ rằng không chỉ một mình Thổ Nhĩ Kỳ, Su-24 của Nga bị bắn hạ còn có sự tham gia của máy bay AWACS từ phía Mỹ và Ả Rập Saudi.

Cựu Phó Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cựu nghị sĩ Quốc hội Đức, Willy Wimmer nói với Sputnik rằng ông nghi ngờ có sự tham gia của NATO trong việc bắn rơi tiêm kích Su-24 Nga trên bầu trời Syria năm ngoái.

Ngày 24/11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay Su-24 của Nga đang thực hiện các hoạt động chống khủng bố ở Syria. Vụ việc này đã khiến cho mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trở nên căng thẳng chưa từng có.

  Mỹ và Ả Rập Saudi cùng tham gia bắn hạ Su-24 Nga ở Syria? - Ảnh 1

Máy bay Su-24 của Nga.

Nói về hành động của mình, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết máy bay của Nga đã xâm nhập vào không phận của nước này trước khi bị bắn rơi.

Dù vụ việc được giải thích như một quyết định đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Willy Wimmer cho biết, trên thực tế, NATO và Ả Rập Saudi đã tham gia vào việc bắn hạ.

Nói với Sputnik, ông Wimmer cho rằng: “Theo thông tin của tôi, trong vụ việc này, các máy bay có hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ và Ả Rập Saudi đã cùng tham gia.

“Một máy bay như Su-24 của Nga, không thể dễ dàng bắn hạ trên bầu trời. Bạn chỉ có thể làm điều đó với các máy bay AWACS”, cựu Phó Chủ tịch OSCE nhận định.

Theo đó, 2 máy bay AWACS được cho là đã cất cánh từ một căn cứ Mỹ ở Cyprus, và một căn cứ không quân của Ả Rập Saudi trước khi cùng tham gia tấn công.

Ông giải thích rằng trong bản hướng dẫn của NATO, nếu một chiếc máy bay được cho là vi phạm không phận của nước khác, hành động đầu tiên bao giờ cũng là thiết lập kênh liên lạc và gửi tín hiệu cảnh báo vi phạm. Trong thời bình, hành động cứng rắn nhất cũng chỉ là buộc một máy bay đi lạc phải hạ cánh khẩn cấp.

“Những gì xảy ra vào thời điểm đó đều không tuân thủ các quy định quốc tế. Họ bắn hạ máy bay Nga vì họ muốn thế”, Wimmer nói.

Ông cho biết, nguyên nhân của vụ việc một phần là do các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ muốn phá hỏng mối quan hệ ngoại giao của nước này với Nga.

“Năm ngoái, việc xây dựng dự án đường ống khí tự nhiên South Stream (từ Nga) thông qua EU đã bị ngừng lại vì áp lực của Mỹ. Một vài tuần sau đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận bằng một đường ống thay thế đi qua Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đi ngược lại với biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Do vậy động thái của Washington trong vụ Su-24 có thể được giải thích bởi điều này”, Wimmer nêu quan điểm.

Tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã viết một lá thư xin lỗi gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc bắn rơi Su-24. Ông nói rằng Ankara “không bao giờ chủ định bắn hạ chiếc máy bay của Nga”, và bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc tới các thân nhân của phi công thiệt mạng.

Động thái xuống nước của chính quyền Erdogan được cho là muốn làm nồng ấm lại mối quan hệ với Moscow sau khi phải chịu nhiều lệnh cấm vận kinh tế đến từ nước này.

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.