ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lý do IS bỏ xây thành lũy, tập trung gieo rắc khủng bố toàn cầu
Tuesday, July 5, 2016 15:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong bối cảnh bị Nga, liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích dữ dội ở Syria và Iraq, Nhà nước Hồi giáo (IS) đang có dấu hiệu thay đổi chiến lược từ xây dựng vương quốc sang gieo rắc khủng bố toàn cầu.

Theo La Times, 4 vụ tấn công khủng bố xảy ra vào tuần trước đã khiến tổng cộng 228 người thiệt mạng. Chiến lược khủng bố này khá giống với Al-Qaeda, tổ chức vốn từng là đồng minh với IS cho đến khi chia rẽ vào năm 2013.

Các vụ tấn công khủng bố diễn ra sau khi phiến quân IS để mất lãnh thổ ở Iraq, bao gồm thành phố Fallujah. Ở Syria, IS cũng bị buộc phải rút khỏi thành trì Manbij ở phía đông bắc. Theo giới phân tích, những tổn thất này đe dọa nghiêm trọng đến khả năng hoạt động như một vương quốc của IS.

  Lý do IS bỏ xây thành lũy, tập trung gieo rắc khủng bố toàn cầu - Ảnh 1
Phiến quân Hồi giáo IS.

“Điều mà IS muốn nói là, chúng ta càng dồn ép chúng thì phiến quân lại càng trở nên giống như mạng lưới khủng bố Al-Qaeda”, Giáo sư Mathieu Guidere, công tác tại Đại học Paris nhận định.

Sau khi tổng hợp lại các thông điệp của khủng bố thông qua video, bản ghi âm thanh, tin nhắn và mạng xã hội, ông Guidere đi đến kết luận: “Nếu như cộng đồng quốc tế không muốn IS trở thành một nhà nước, thì phiến quân sẽ chuyển sang hoạt động bí mật, tập trung vào hoạt động khủng bố”.

Có một sự khác biệt so với Al-Qaeda ở chỗ, Al-Qaeda chỉ sử dụng các chiến binh Arab vốn đã được huấn luyện kỹ lưỡng trong khi IS sẵn sàng tận dụng những tình nguyện viên ngoài các nước Arab để tiến hành hoạt động cùng các nhóm khủng bố khác trong khu vực.

Khả năng hoạt động trên toàn cầu của IS lớn hơn Al-Qaeda, theo ông Guidere. Những vụ thảm sát do Nhà nước Hồi giáo tiến hành đang tăng lên từng ngày.

Tại Istanbul hồi tuần trước, ít nhất 45 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương khi 3 tay súng từ Trung Á và Nga mang theo đai bom tự sát tấn công sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù IS không nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng chính quyền Ankara nói vụ khủng bố có nét giống với những đặc điểm riêng biệt của nhóm.

Mới đây IS đã nhận trách nhiệm vụ đánh bom ở Baghdad, khi một chiếc xe bom kích nổ tại khu vực mua sắm có đông người qua lại. Vụ đánh bom đã khiến 157 người chết, đa số là trẻ em.

Tại Saudi Arabia hôm 4/7, kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo dòng Shiite khiến 4 người thiệt mạng. Hai vụ tấn công khác cũng diễn ra cùng ngày đã khiến Saudi Arabia rúng động. Dù không có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc nhưng IS từ lâu đã mâu thuẫn với Riyadh.

IS tự nhận đã tổ chức vụ tấn công ở thủ đô Dhaka, Bangladesh khiến 20 người thiệt mạng, đa số là người nước ngoài. Vụ tấn công do thành viên của nhóm Hồi giáo địa phương Jamaat-ul-Mujahideen tiến hành còn giới chức Bangladesh nói chưa có dấu hiệu cho thấy IS liên quan đến vụ việc.

Rohan Gunaratna, người đứng đầu viện nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định, IS gần đây đang mở rộng hoạt động bên ngoài Syria và Iraq. Nhà nước Hồi giáo huấn luyện và đưa các chiến binh ra nước ngoài cũng như công khai hướng dẫn cho những người ủng hộ trên khắp thế giới. Các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Bangladesh cũng nằm nằm trong mạng lưới này.

Reuven Erlich, cựu Đại tá quân đội Israel và hiện đứng đầu một trung tâm nghiên cứu về tình báo và chủ nghĩa khủng bố tại Trường Lauder thuộc Chính phủ Israel còn khẳng định IS đã trực tiếp chỉ đạo vụ tấn công ở Bangladesh.

Học giả Paul Pillar, người từng dành gần ba thập kỷ làm việc với CIA lại tỏ ra thận trọng. Ông Pillar không tin rằng IS không tổ chức mạng lưới tấn công khủng bố ở nước ngoài nhưng mối liên hệ với các chiến binh ở Bangladesh thì vẫn chưa rõ ràng.

Thời điểm xảy ra những vụ tấn công liên tiếp hiện vẫn còn là một ẩn số. IS có thể tăng cường hoạt động khủng bố trong tháng ăn chay Ramadan và trong dịp kỷ niệm ngày thủ lĩnh Abu Bakr Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo (29/6/2014).

Tuyên bố này đã thu hút hàng ngàn phiến quân Hồi giáo đến Iraq và Syria để gia nhập IS. Trên thực tế, IS vẫn kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Syria và Iraq.

Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, IS có thể đã phát động tấn công khủng bố nhằm trả đũa việc Ankara hàn gắn quan hệ với Israel và Nga. Một yếu tố khác là việc Thổ Nhĩ Kỳ từng quyết định mở căn cứ không quân Incirlik cho máy bay Mỹ và đồng minh tham gia không kích IS ở Syria.

Nhưng dù động cơ nào đã khiến IS tăng cường tấn công khủng bố ở nước ngoài, các chuyên gia phân tích đều đồng ý rằng phiến quân đang mất dần lãnh thổ chiếm đóng, và do vậy, IS sẽ buộc phải thay đổi chiến thuật để thích nghi trong hoàn cảnh hiện tại.

“IS biết cách để chiến đấu chống lại người Mỹ. Chúng sẽ trà trộn, sử dụng phương thức đánh bom tự sát và rồi trà trộn một lần nữa”, ông Magnus Ranstorp, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu mối đe dọa bất đối xứng ở Trường Đại học Quốc phòng Thụy Điển nói.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.