ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lãnh đạo TP.HCM cam kết hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, doanh nhân
Wednesday, July 20, 2016 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đến năm 2020, TP.HCM sẽ có 500 ngàn doanh nghiệp, thúc đẩy họat động khởi nghiệp với 4 ngành kinh tế trọng điểm là cơ khí, điện tử, hóa dược, lương thực thực phẩm.

Chiều 19/7, tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng đại diện của các Sở, Ngành đã chủ trì và đối thoại với hơn 250 doanh nhân trẻ của Hội doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA) và 50 thanh niên khởi nghiệp.

  Lãnh đạo TP.HCM cam kết hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, doanh nhân - Ảnh 1

Ông Nguyễn Thu Phong, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ TP.HCM phát biểu tại buổi gặp gỡ.

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, đội ngũ doanh nhân trẻ phải suy nghĩ về định hướng phát triển để bước vào sân chơi lớn toàn cầu như AEC, TPP… Lãnh đạo thành phố đánh giá cao và tin tưởng đội ngũ sẽ xung kích trên mặt trận kinh tế và liên tục đổi mới sáng tạo. Để hỗ trợ doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố đang tham mưu Chính phủ để thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2020 khi thành phố có 500 ngàn doanh nghiệp. Đồng thời, thành phố sẽ thúc đẩy họat động khởi nghiệp với 4 ngành kinh tế trọng điểm là cơ khí, điện tử, hóa dược, chế biến tinh lương thực thực phẩm. Thành phố sẽ có quỹ để xây dựng sàn giao dịch công nghệ thành phố cung cấp cơ sở dữ liệu.

Phát biểu tại cuộc đối thoại, Ông Nguyễn Thu Phong, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ TP.HCM nêu rõ: “Mặc dù 6 tháng đầu năm, theo số liệu cục thống kê, TP.HCM ghi nhận 16.844 doanh nghiệp mới được thành lập với số vốn đăng ký 144.568 tỷ đồng tăng trưởng 18,2% về số lượng và 58% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, nhưng bên cạnh đó số lượng 11.726 doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể chiếm 69,6% cũng đáng suy ngẫm về sự phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững và đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến bài toán hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của thành phố”.

Theo Bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC), Tổng Thư ký Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, quá trình cải tiến thủ tục đăng ký kinh doanh, tiếp cận với doanh nghiệp của thành phố thời gian qua đã tốt lên nhiều. Nhưng thủ tục liên quan tới công nghệ thông tin, thành phố nên xin cơ chế đặc thù. Doanh nghiệp thiếu hỗ trợ về mặt pháp lý, nên có ban hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp, có chức năng liên kết với các sở ngành. Ví dụ pháp lý về thương mại điện tử, công nghệ thông tin…

Ông Dương Công Đức (Vietphone M&E) cho biết: hiện đang có tâm lý coi nhẹ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí các doanh nghiệp có doanh thu vài chục tỷ đồng mỗi năm như bị đứng ngoài lề và thường chỉ khi nào nghe các doanh nghiệp này kêu khó mới được chú ý.

“Chúng ta cần coi trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ vì hiện nay các doanh nghiệp này đang chiếm phần nhiều và chính sách cho họ nên xây dựng ở tầm quốc gia. Thành phố có thể lập khu công nghiệp, có giải thưởng tôn vinh riêng cho những doanh nghiệp này” – ông Đức nói.

Bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP.HCM cho biết, kênh phân phối sản phẩm đang bị chiếm lĩnh bởi các công ty nước ngoài, chiếm đến 51% thị phần. Do đó, thành phố nên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển kênh phân phối.

Bà đề nghị lãnh đạo thành phố nên tham khảo các ý kiến sau: Một, chọn ra các sản phẩm, hàng hoá chủ lực để phát triển và từ đó kéo theo các sản phẩm hỗ trợ. Hai, nỗ lực phát triển phân phối từ TP.HCM sang Long An, Bến Tre và các tỉnh miền tây. Ba, cải thiện giao thông, giảm ùn tắc nhằm thuận tiện vận chuyển hàng hoá. Bốn, tận dụng quỹ đất chưa được khai thác để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng để tạo các trung tâm giới thiêu sản phẩm đến bạn hàng trong và ngoài nước.

Về vấn đề xúc tiến thương mại nội địa và quốc tế, các chương trình này chưa thật sự phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, các chương trình này thường được tổ chức bởi các cơ quan nhà nước nên chưa thật sự phản ánh nhu cầu thực tế và có phần ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, thành phố nên có các chương trình xúc tiến thương mại kết hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề để có những chương trình phù hợp, đúng nhu cầu doanh nghiệp.

Ngoài các vần đế thảo luận, Hiệp hội Doanh nhân trẻ TP.HCM cũng có những đề xuất với lãnh đạo thành phố: Hiệp hội Doanh nhân trẻ TP.HCM đăng ký một số chỉ tiêu tham gia chương trình “Sáng tạo khởi nghiệp” chung giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ 1.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo, phát triển đồng hành cũng 300 doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư cho 100 doanh nghiệp khởi nghiệp với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng.

Đề xuất TP.HCM giao cho Hiệp hội Doanh nhân trẻ là đầu mối chính trong các chương trình hỗ trợ, phối hợp với các sở ngành để xây dựng cổng thông tin chính thức về khởi nghiệp của thành phố. Xây dựng các chương trình đào tạo nặng lực cạnh tranh cho DN nhỏ và vừa. Tổ chức các hội chợ chuyên ngành về kinh tế sáng tạo và 9 lĩnh vực dịch vụ TP.HCM khuyến khích phát triển.

Sau khi lắng nghe các ý kiến đề xuất của cộng đồng doanh nhân trẻ TP.HCM, lãnh đạo TP.HCM đã phát biểu kết luận: “Thành phố cũng sẽ nỗ lực để có một quỹ phát triển công nghệ và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Lãnh đạo thành phố đã tiếp nhận các kiến nghị của Hiệp hội Doanh nhân trẻ TP.HCM để hỗ trợ doanh nghiệp. Các lãnh đạo thành phố cũng sẽ tiếp tục có những buổi gặp gỡ doanh nhân trẻ thường niên để đón nhận ý kiên đóng góp cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố”.

Đức Mỹ – Như Quỳnh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.