ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm thế nào để huy động 500 tấn vàng trong dân?
Thursday, July 14, 2016 21:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khó khăn đầu tiên và cốt lõi của vấn đề này là làm sao thay đổi được tâm lý coi vàng là tài sản an toàn có thể sử dụng trong mọi thời điểm trong dân chúng

Vừa qua, tại phiên họp của Chính phủ trực tuyến với các địa phương về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì nghiên cứu, xem xét vấn đề huy động nguồn lực trong dân (gồm cả tiền và vàng) và báo cáo Chính phủ trong phiên họp sau.

  Làm thế nào để huy động 500 tấn vàng trong dân? - Ảnh 1

Để thay đổi tâm lý người dân xem vàng là tài sản an toàn là rất khó

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho biết, theo ước tính của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), hiện có khoảng 500 tấn vàng, tương đương 20 tỷ USD, đang được cất trữ trong dân của cả nước chưa được đưa vào lưu thông. Nếu huy động được nguồn lực này, Chính phủ và doanh nghiệp (DN) sẽ có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội.

Thông tin trên nhận được luôn người dân quan tâm vì những ngày qua, dưới sức tác động của sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và những tác động về kinh tế, chính trị khác, giá vàng được dự báo có thể tăng lên tới 1.400 USD/oz. Cùng với đó là giá vàng trong nước đã có đợt “leo thang” gần đạt mức 40 triệu đồng/lượng.

Phóng viên Người Đưa tin đã ghi nhận được những chia sẻ, “hiến kế” của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm “lưu thông hóa” 500 tấn vàng đang được người dân lưu giữ.

Theo ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN cho biết, hiệp hội kiến nghị NHNN xem xét, nghiên cứu thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia nhằm mục đích lưu động hóa số vàng trong dân, hoàn toàn không vì mục đích buôn bán số lượng lớn vàng miếng, vàng cục… để vàng hóa hoặc làm mất giá trị thị trường và nếu được chấp thuận về mặt chủ trương thì những vấn đề về kỹ thuật tiến hành sẽ tiếp tục được đề xuất, bàn bạc thêm.

Ngoài ra, Sở giao dịch vàng quốc gia cũng sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu giao dịch vàng vật chất, giảm đáng kể lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng, loại bỏ những loại hình giao dịch vàng bất hợp pháp (sàn vàng chui), giảm thiểu tình trạng xuất, nhập lậu vàng qua biên giới, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế của các tổ chức, cá nhân giao dịch vàng; cơ quan chức năng có thể giám sát, quản lý được lượng giao dịch vàng để điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…

Phát hành trái phiếu huy động vàng

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, ý tưởng huy động vàng chúng ta nên hiểu giống như phát hành trái phiếu huy động bằng vàng thay vì bằng đồng hay ngoại tệ, đây là ý tưởng tuyệt vời.

Để ý tưởng này khả thi, Chính phủ cần đứng ở vai trò bên cần huy động vốn cần chuẩn bị tài liệu giống như huy động trái phiếu quốc tế để người dân nghiên cứu với vai trò là nhà đầu tư. Khi người dân thấy phương án khả thi, đầu tư vào trái phiếu vàng của chính phủ là an toàn, hiệu quả, và nếu trái phiếu này niêm yết để tăng tính thanh khoản thì thậm chí sẽ xếp hàng đầu tư. Các tổ chức tài chính trong và ngoài nước sẵn sàng hợp tác để bảo lãnh cho việc phát hành này.

Ông Ngô Trí Long một chuyên gia kinh tế cho rằng, với người dân, câu chuyện niềm tin là rất quan trọng. Khi kinh tế ổn định, giá cả ở mức phù hợp thì người dân sẽ giữ tiền đồng chứ chuyển sang vàng, ngoại tệ làm gì. Điều kiện để huy động vàng trong dân là kinh tế vĩ mô phải ổn định, lạm phát ở mức phù hợp.

Một trong những cách thức để người dân thay vì giữ vàng trong nhà thì Nhà nước phát hành chứng chỉ vàng. Theo đó, cơ quan chức năng cho ngân hàng thương mại lớn, có năng lực tài chính phát hành chứng chỉ vàng – vì thế cũng có người gọi là “vàng giấy”.

Người dân đưa vàng vào ngân hàng, đổi lại họ sẽ giữ một tờ giấy chứng nhận số vàng đó thay vì cất vàng ở trong nhà. Và chứng chỉ vàng đó được cầm cố, thế chấp, bán khi cần. Làm được thế sẽ huy động được một lượng vốn cho nền kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cầu đường… Còn với người dân, giữ chứng chỉ vàng an toàn hơn là giữ vàng vật chất trong nhà, còn nếu gửi vào ngân hàng thì sẽ mất phí.

Còn theo chuyên gia tài chính ngân hàng TS.Nguyễn Trí Hiếu đồng tình với ý kiến của VGTA, việc doanh nghiệp DN vay vàng của người dân là đúng với các quy định hiện hành của pháp luật. Hơn nữa, khi vay vàng của người dân, DN không cho vay lại, không thu phí giữ hộ mà chỉ dùng làm nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức. Do đó, DN vay vốn bằng vàng không tạo tâm lý đầu cơ tích trữ trong dân, không ảnh hưởng đến lộ trình giảm “vàng hoá” trong nền kinh tế vì thực tế với số lãi chỉ 1-1,2%/năm là rất thấp so với lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại thì người dân sẽ không đổ xô đi mua vàng để cho DN vay kiếm lời.

VGTA cũng cho biết, tổng số lượng vàng mà các DN là thành viên của Hiệp hội vay của người dân trong năm 2015 cũng chỉ trong khoảng 20.000 lượng, tương đương 750 kg vàng. Do đó, việc vay mượn vàng này không gây ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nước cũng như chủ trương chống “vàng hóa” của NHNN.

Không nên thu phí giữ vàng

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, có mấy việc nên làm là ngành ngân hàng nên phát triển hơn nữa dịch vụ cất giữ vàng để hạn chế rủi ro cho người dân cất vàng trong nhà. Đương nhiên là không có chuyện trả lãi suất cho việc gửi vàng mà ngược lại, trước mắt trong một vài năm tới ngân hàng chưa thu phí gửi vàng.

Thời gian qua, giá vàng trong nước tăng do giá vàng thế giới tăng, nhưng mức tăng của giá vàng trong nước gấp 4 lần so với mức tăng của giá vàng thế giới. Chứng tỏ rằng giá vàng trong nước tăng mạnh là do câu chuyện tâm lý. Nhưng chỉ một bộ phận nhỏ người dân vẫn có kỳ vọng về vàng. Do đó, nhà điều hành cần phân tích là họ tìm đến vàng để đầu tư hay đầu cơ.

Lượng vàng mua vào cao hơn bán ra hay ngược lại? Ai được lợi sau mỗi lần giá vàng biến động? Rủi ro thế nào đối với người mua, với thị trường, với nền kinh tế? Ai cũng biết chắc rằng những người mua để cất trữ vàng trong lúc giá lên đến mức đỉnh 39 – 40 triệu đồng/lượng thì cầm chắc lỗ vì chỉ một đêm sau giá đã bốc hơi 2 triệu đồng/lượng…

Các chuyên gia đều thống nhất rằng, khó khăn đầu tiên và cốt lõi của vấn đề này là làm sao thay đổi được tâm lý coi vàng là tài sản an toàn có thể sử dụng trong mọi thời điểm trong dân chúng. Tại Việt Nam, tâm lý này còn rất nặng nề nên sẽ có một bộ phận không muốn mang vàng đi gửi. Do đó, chính sách nào cũng cần phải tôn trọng tư duy này, bởi ngay cả một vài ngân hàng trung ương quốc tế cũng đều có một tỷ lệ nào đó trong tài sản dự trữ quốc gia là vàng, nên rút được vàng dưới “gối đầu giường” của người dân Việt Nam luôn là vấn đế “cân não” các nhà kinh kinh tế.

Long Khánh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.