Fethullah Gulen đang bị nghi ngờ là người giật dây vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7. Ông chính là người từng được Tổng thống Erdogan hỗ trợ ngồi vào chiếc ghế thủ tướng.
Ngay sau vụ đảo chính của các lực lượng vũ trang tại Istanbul và Ankara hôm 15/7, các phương tiện truyền thông đều nghi ngờ ông Fethullah Gulen, một học giả có sức ảnh hưởng lớn về chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sống tại Mỹ, người được xem là có mâu thuẫn với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, là người đứng đằng sau vụ việc.
Fethullah Gulen là một giáo sĩ Hồi giáo sáng lập ra Phong trào Gulen vào khoảng đầu thập niên 80 thế kỷ XX.
Fethullah Gulen là người đứng đầu phong trào Gulen nổi tiếng từ những năm 80. |
Sinh năm 1941, ông Fethullah Gulen xuất thân từ một gia đình theo đạo Hồi. Ngoài 20 tuổi, Gulen đã là một giáo sĩ thuyết giảng đạo Hồi khắp vùng Izmir, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ.
Gulen bắt đầu đặt nền móng đầu tiên cho Phong trào Gulen vào năm 1978, với việc thành lập trung tâm học tập (dershane) đầu tiên.
Cũng bắt đầu từ năm 1999, Gulen rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ di cư sang Mỹ, định cư tại bang Pennsylvania. Tính từ khi các trung tâm học tập mang tên Gulen đầu tiên ra đời năm 1982 đến nay đã có hơn 1.000 ngôi trường Gulen được lập tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ là 300 và ở Mỹ là 100.
Ông Gullen có hàng triệu tín đồ ngưỡng mộ. Ông bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi sát sao trong thời gian qua do hoài nghi về mục đích chính trị của ông. Nhiều quan chức lo ngại nguồn lực khổng lồ mà ông có trong tay, cũng như sức ảnh hưởng của ông đến nhiều chính trị gia cấp cao tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu trước truyền thông, Tổng thống Erdogan cho biết cuộc đảo chính là hành động phản quốc và những người liên quan sẽ phải trả giá đắt. Hành động này do một nhóm nhỏ trong quân đội gây ra.
Theo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng sau “giật dây” đảo chính là giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.
Tổng thống Erdogan nói cuộc đảo chính này cho thấy phong trào Gulen là một tổ chức khủng bố có vũ trang và ám chỉ những người tham gia đảo chính đã nhận lệnh từ Fethullah Gulen.
Nhóm tín đồ Liên minh Các giá trị chung của ông Fethullah Gulenđến nay vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ đảo chính. Nhóm này tự gọi mình là một tổ chức “phi lợi nhuận, phục vụ như tiếng nói của dân sự, văn hóa và các tổ chức xã hội” tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cách đây vài năm, ông Gulen còn là đồng minh của Tổng thống Erdogan và từng được hỗ trợ ngồi vào ghế thủ tướng, sau đó là tổng thống.
Nhưng vào cuối năm 2013, ông Gulen cáo buộc nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chuyên quyền. Các nhà thực thi pháp luật và cán bộ tư pháp được cho là trung thành với học giả này đưa ra cáo buộc tham nhũng chống lại những người thân cận của Tổng thống Erdogan.
Đến đầu năm 2014, Tổng thống Erdogan đã đáp trả mạnh mẽ động thái này bằng việc thanh lọc hàng trăm cảnh sát tham gia cuộc điều tra chống tham nhũng, đóng cửa các tờ báo đối lập hoặc sa thải biên tập viên của các tờ báo này, bao gồm nhật báo hàng đầu Zaman.
Lý do đằng sau cuộc đảo chính hôm 15/7, theo tờ Quartz, có thể là một nỗ lực phá hoại kế hoạch của Tổng thống Erdogan trong việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm nay để thay đổi hiến pháp nhằm trao thêm quyền lực cho mình.
Đọc thêm>>> Đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ: Toàn cảnh diễn biến qua ảnh
Minh Vũ
2016-07-15 20:16:04