Khoa học và vũ trụ Cách đây hơn 50 năm, trong khi thực hiện dự án khám phá bí mật trong lòng đất, các nhà địa chất Liên Xô đã phát hiện hàng loạt bí ẩn kỳ quái ở độ sâu hơn 12.000 m.
Vùng gián đoạn Mohorovičić (còn gọi là Moho) là vùng ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất.
Năm 1962, chính phủ Liên Xô thành lập Hội đồng khoa học liên ngành với mục đích nghiên cứu và khám phá bí mật trong lòng đất thông qua việc thâm nhập vào Vùng gián đoạn Mohorovičić.
Kế hoạch “điên rồ” mà chưa có bất cứ quốc gia nào trên thế giới dám thực hiện này có tên: “Siêu hố sâu Kola” (Kola Superdeep Borehole).
Theo nhà địa chất học người Croatia là Andrija Mohorovičić (1857 – 1936) thì Vùng gián đoạn Mohorovičić có độ sâu dao động từ 5 km tới khoảng 75 km.
Ngay khi công bố, dự án này bị cho là “không tưởng” bởi, công nghệ thời bấy giờ chưa cho phép con người khoan sâu vào lòng Trái Đất như thế.
Vào đầu những năm 1960, các nhà khoa học Mỹ đã từng đề xuất Dự án Mohole (nhằm khoan chạm đến Vùng gián đoạn Mohorovičić) lên Ủy ban điều hành của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF). Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã thẳng tay hủy bỏ với lý do “không khả thi”. Tuy nhiên, các nhà khoa học Liên Xô thì rất hăng hái và đã dốc toàn sức lực và chi phí cho dự án đầy tham vọng và “dài hơi” này.
Năm 1965, họ chọn một khu đất ở bán đảo Kola và xây dựng một tòa tháp cao 196 m để cố định thiết bị khoan.
Ngày 24/5/1970, việc khoan sâu vào lòng đất bắt đầu. Tọa độ khoan mà các nhà khoa học Liên Xô lựa chọn nằm ở vị trí 69° Bắc và 30° Đông, thuộc huyện Pechengsky, bán đảo Kola của Nga ngày nay.
Huyện Pechengsky (ranh giới màu đỏ). Ảnh: Google Earth.
Sử dụng công nghệ khoan đào mới nhất thời bấy giờ là Uralmash-4E, và sau đó là Uralmash-15000, các nhà địa chất đã khoan được hệ thống lỗ hổng mà họ đặt tên là Kola Superdeep Borehole.
Năm 1989, sau gần 19 năm miệt mài làm việc, các nhà địa chất Liên Xô đã đào được một lỗ hổng trung tâm, tên là SG-3, có độ sâu là 12.262m.
Ở độ sâu khủng khiếp này, SG-3 là lỗ hổng nhân tạo sâu nhất mà con người làm được trên Trái Đất, tính cho đến hết năm 2007.
Về sau, lỗ dầu khoan Al Shaheen của Qatar đạt độ sâu 12.289 mét (năm 2008). Và đến năm 2011, giếng dầu Sakhalin-I Odoptu OP-11 ngoài khơi Nga đạt độ sâu kỷ lục 12.345m.
… và loạt bí ẩn kỳ quái không lời giải đáp!
Vào năm 1994, công việc khoan đào chấm dứt do mũi khoan gặp vấn đề. Công nghệ khoan lúc này không cho phép mũi khoan chịu được nhiệt độ gia tăng hơn so với dự kiến ở trong lòng đất.
Lỗ hổng mà đoàn khoa học khoan dở không đạt được độ sâu như theo kế hoạch đã đề ra là 15.000 mét.
Các mốc độ sâu của Kola Superdeep Borehole mà các nhà địa chất Liên Xô thực hiện được. Ảnh: Dailykos.
Như vậy, việc lấy mẫu nhiệt bên trong lòng đất cũng như tham vọng khám phá bí mật về một “thế giới khác” của các nhà khoa học Liên Xô đành phải bỏ giữa chừng.
Bí ẩn này chưa được hiểu thấu, các nhà địa chất Liên Xô lại chạm phải hàng loạt những điều kỳ bí khác trong lòng đất:
Trong quá trình khoan đào, các mũi khoan bỗng nhiên quay điên cuồng một cách khó hiểu, cứ như có một “thế lực” bí ẩn nào đó bên trong lòng đất gây nên.
Một điều khó hiểu và đáng sợ hơn cả là loạt âm thanh kỳ quái đến mức gây kinh hoàng “phát ra” từ trong lòng đất.
Các nhà địa chất đang lắng nghe thứ âm thanh kỳ quái phát ra từ sâu dưới lòng đất hàng chục nghìn mét.
Theo lời một nhân vật giấu tên từng tham gia dự án, khi người ta đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan nhằm thu lại “những âm thanh về sự dịch chuyển của Trái Đất” thì cái mà người ta nghe được lại là những tiếng gào thét ghê rợn.
Vì nghĩ rằng âm thanh bị nhiễu nên họ đưa micro xuống sâu thêm nữa để kiểm tra. Tiếng la hét càng trở nên rõ rệt. Và đó không phải là tiếng hét của “một người” mà là của “hàng triệu người”!
Vì cho rằng đó là tiếng của những “linh hồn bị nguyền rủa”, rất nhiều người đã từ bỏ dự án vì bị chấn động tâm lý và hoang mang cực độ.
Đó là lý do vì sao, nhiều người gọi Kola Superdeep Borehole là “Hell Hole” (Lỗ Địa ngục). Và âm thanh bí ẩn tại lỗ khoan này đến nay chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh.
Đoạn thu âm những tiếng gào thét ghê rợn của các nhà khoa học Nga:
Theo Tinhhoa