ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Nga: Cái giá của vụ bắn rơi Su-24 sẽ không rẻ
Tuesday, June 28, 2016 15:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều khả năng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ, Nga có thể đặt ra điều kiện và yêu cầu một sự thay đổi từ lập trường của Ankara trong vấn đề Syria.

Ngày 27/6, Dmitry Peskov – phát ngôn viên của Tổng thống Putin cho biết trong một tuyên bố rằng, trong thông điệp gửi tới nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã xin lỗi vì chiếc máy bay bị bắn rơi, bày tỏ lời chia buồn về cái chết của phi công, và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không muốn làm hỏng quan hệ với Nga mà họ coi là đối tác chiến lược của mình.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng Nga nêu một trong những bước để bình thường hóa quan hệ song phương là Ankara không chỉ xin lỗi cho hành động của họ, mà còn phải bồi thường thiệt hại.

   Chuyên gia Nga: Cái giá của vụ bắn rơi Su-24 sẽ không rẻ - Ảnh 1

Ông Erdogan đã bất hoà với cả thế giới, đầu tiên là xích mích với Nga, ông ấy nghĩ rằng khi mình qua lại với Hoa Kỳ và Châu Âu thì chẳng việc gì phải xin lỗi Nga. Nhưng Washington lạnh nhạt với Erdogan, ông ấy tìm cách doạ dẫm châu Âu bằng vấn đề người di cư, quan hệ với EU giờ đây cũng hư hại.

Theo bình luận của chuyên gia Rostislav Ishchenko trên Russia Today, trong tuyên bố ông Peskov đã sử dụng từ “xin lỗi” khi đề cập tới nội dung bức thư của ông Erdogan. Điều này là dấu hiệu cho thấy Moscow đã sẵn sàng chấp nhận thông điệp đó.

Tiêu đề của bức thư vẫn chưa được công bố, nhưng theo đánh giá của Ishchenko, ông Erdogan có thể sẽ sử dụng câu từ hết sức gọn gàng cho phép ông vừa có thể đưa ra lời xin lỗi chính thức lại vừa có thể giữ thể hiện trước cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ và vẫn là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

Bình luận về động cơ thúc đẩy ông Erdogan đưa ra lời xin lỗi muộn màng trong bối cảnh mà chỉ mấy ngày trước các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tỏ ra không có ý định thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào trước Nga, chuyên gia Ishchenko cho rằng thông điệp của ông Erdogan có một phần đến từ kết quả của việc Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức.

Việc người Anh quyết định đưa đất nước rời Liên minh châu Âu EU đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở châu lục này. Trong những tháng tới hoặc thậm chí là nhiều năm tới, EU sẽ tiếp tục vật lộn với những tác động như hiệu ứng domino từ sự ra đi của Anh và gìn giữ sự đoàn kết.

Anh là một trong ba quốc gia đóng góp nhiều ngân sách nhất cho EU, gồm 13%. Sự ra đi của Anh cũng sẽ đặt thêm gánh nặng lên vai nhà tài trợ chính của EU là Đức và đe dọa cắt giảm một loạt các chương trình tài trợ của liên minh này, trong đó có các chương trình về di cư, người tị nạn.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở cửa ngõ châu Âu và là con đường chính mà những người di cư chạy trốn bạo lực từ Trung Đông sử dụng để đến châu Âu. Các khoản tiền hỗ trợ trong việc điều phối dòng người tị nạn vào châu Âu mà EU dành cho Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua đã giúp Ankara rất nhiều trong việc giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt của Nga.

Khi Anh ra đi, nguồn kinh phí của EU chắc chắn sẽ bị thu hẹp lại và các khoản viện trợ này cũng sẽ co rút theo. Do đó, việc ông Erdogan bất ngờ đưa ra lời xin lỗi và bày tỏ mong muốn nối lại mối quan hệ kinh tế và thương mại, chính trị với Nga giống như một “sự cứu rỗi” mà không chỉ Ankara, cả EU cũng đang rất cần, Ishchenko kết luận.

   Chuyên gia Nga: Cái giá của vụ bắn rơi Su-24 sẽ không rẻ - Ảnh 2

Su-24 của Nga bốc lửa sau khi bị chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Tuy nhiên, Ishchenko lưu ý rằng các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ “chớ vội mừng”. Việc bình thường hóa quan hệ song phương sẽ là một quá trình kéo dài và phức tạp mặc dù ông Erdogan là một nhà lãnh đạo có uy tín, có quyền hạn rất lớn, nhiều tự do trong việc đưa ra quyết định hơn là sự mâu thuẫn của EU.

Theo nhà phân tích chính trị Anton Khashenko, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã “bất hoà với cả thế giới” và bây giờ ông ấy tìm cách khôi phục mối quan hệ với Nga.

“Ông Erdogan đã bất hoà với cả thế giới, đầu tiên là xích mích với Nga, ông ấy nghĩ rằng khi mình qua lại với Hoa Kỳ và Châu Âu thì chẳng việc gì phải xin lỗi Nga. Nhưng Washington lạnh nhạt với Erdogan, ông ấy tìm cách doạ dẫm châu Âu bằng vấn đề người di cư, quan hệ với EU giờ đây cũng hư hại.

Tất cả các đối thủ thế giới đều không muốn làm việc với ông ấy. Ông ấy tưởng mình là Sultan, nghĩ rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đấy, tuy nhiên, là người có lý trí ông Erdogan hiểu rằng cần bắt đầu gây dựng lại quan hệ với ai đó. Ngay từ đầu, Nga đã nêu ra những điều kiện mở lại cuộc đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ, “- chuyên gia Khashenko cho biết ý kiến.

Ông nhấn mạnh là các biện pháp hạn chế của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ gây thiệt hại khó thể khắc phục cho các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là đòn kinh tế rất nghiêm trọng đối với Ankara.

Nhà khoa học chính trị Pavel Svyatenkov cho rằng, chính sách của Ankara đã khiến Brussels bực tức: “Bằng sự doạ dẫm châu Âu, ông ấy đã làm cả Liên minh và Đức chán nản… vô cùng bất mãn với chính sách của ông Erdogan. Ông Erdogan bất hoà với chúng ta vì vụ tấn công máy bay, còn với Hoa Kỳ thì ông đã có mối quan hệ xấu từ khá lâu. Trong khoảng sáu tháng hay một năm trở lại đây, ông Erdogan ở trong sự cô lập ngoại giao, cùng với những vấn đề nội bộ đang tồn tại thì đây là tình trạng rất không hay cho ông ta. Có lẽ vì vậy mà ông Erdogan đang cố gắng cải thiện quan hệ với Nga, xin lỗi phía Nga, tất nhiên đây là một thắng lợi lớn cho ngành ngoại giao của chúng ta”.

Ông Svyatenkov nói thêm rằng, lời xin lỗi từ ông Erdogan là kết quả sự tỉnh ngộ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, rằng “ông đã đẩy chính sách của đất nước vào bế tắc” và cần thoát khỏi sự bế tắc này mà không làm hỏng quan hệ với tất cả các láng giềng lớn, bao gồm cả Nga và EU.

Nga có thể yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dùng gì để bồi thường?

Theo chuyên gia của Russia Today, nhiều khả năng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ, Nga có thể đặt ra điều kiện và yêu cầu một sự thay đổi từ lập trường của Ankara trong vấn đề Syria. Đó không chỉ là sự chấm dứt việc buôn bán dầu mỏ với IS mà còn là sự quản lý một cách hiệu quả hội nghị truyền hình.

Moscow từ lâu cũng đã kỳ vọng vào một sự thay đổi sự ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với quân nổi dậy ở miền bắc Syria, đặc biệt là ở khu vực Aleppo, và mong Ankara thừa nhận chính quyền hợp pháp hiện nay ở Syria cũng như bắt đầu quá trình tái hòa nhập trong xã hội Syria.

Nếu tước đi sự hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân Syria sẽ bị buộc phải nhượng bộ lớn, lực lượng ủng hộ Assad có thể giành lại quyền kiểm soát miền Bắc và tập trung lực lượng chống lại IS cũng như những kẻ khủng bố khác ở Damascus, Hama và ở phía nam của Syria.

   Chuyên gia Nga: Cái giá của vụ bắn rơi Su-24 sẽ không rẻ - Ảnh 3

Việc hóa giải cũng như đào sâu hơn nữa hợp tác Nga-Thổ phụ thuộc rất lớn vào việc ông Erdogan xem đó là một bước đi quyết định hay chỉ là chiến lược tạm thời.

Nga cũng quan tâm đến việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với Syria giải quyết vấn đề người Kurd kéo dài nhiều thập kỷ qua. Nếu vai trò trung gian hòa giải của Moscow giúp Ankara-Damascus-Kurd đạt được sự thỏa hiệp, nó sẽ củng cố rất nhiều cho vị thế của Nga trong toàn bộ Trung Đông.

Ankara cũng có ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng người Crimean Tatars, cũng như tình hình ở vùng Caucasus, và ở Trung Á. Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Nga tăng cường sự ổn định và thúc đẩy vị thế trong các lĩnh vực khác trong nền chính trị toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ là một cầu thủ hoạt động trong khu vực Balkan. Sự phối hợp hoạt động của Ankara với Nga sẽ cho phép Moscow tăng cường vị thế của mình trong khu vực chiến lược đang mà họ đang bị chèn ép rất lớn từ các đối thủ Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuối cùng, Nga có thể quay trở lại với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, củng cố vị thế của Nga trong các cuộc đàm phán không chỉ trên “Nord Stream – 2″, cũng như các hợp tác lâu dài trong lĩnh vực khí đốt.

Việc bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ hay nâng tầm nó đem lại cho Moscow rất nhiều lợi thế chiến lược to lớn. Tuy nhiên, việc hóa giải cũng như đào sâu hơn nữa hợp tác phụ thuộc rất lớn vào việc ông Erdogan xem đó là một bước đi quyết định hay chỉ là chiến lược tạm thời.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.