ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí mật về ‘vàng trắng’ của Biển Đông (3)
Tuesday, June 7, 2016 16:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lực lượng tuần tra các nước quanh khu vực nhiều lần “bắt tại trận” những tàu thuyền Trung Quốc chất đầy số lượng lớn sò khổng lồ (sò tượng), loài vật quý hiếm mà thế giới đang kêu gọi bảo tồn.

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) dẫn hình ảnh từ mạng lưới vệ tinh công nghệ cao Digital Globe của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA tại khu vực Biển Đông cho thấy, những hòn đảo nhân tạo và các rạn san hô từ trước đến nay đã có nhiều sự thay đổi đáng kể.

  Bí mật về 'vàng trắng' của Biển Đông (3) - Ảnh 1

Đá Chữ Thập vốn là khu vực có nhiều rạn san hô từ năm 2006 (trên), đến năm 2015 trở thành đảo nhân tạo (dưới). Ảnh: BBC

Những hình ảnh cụ thể từ vệ tinh chính là bằng chứng cho việc Trung Quốc tàn phá các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để khai thác tài nguyên quý của biển. Cụ thể, những vết “sẹo” ngày một rõ ràng trên khu vực Biển Đông khi ít nhất 28 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đang dần biến mất.

Nhiều phát hiện cho thấy ngư dân Đàm Môn của Trung Quốc (làng chài ven biển phía Nam đảo Hải Nam) thường xuyên cố gắng đánh bắt, thu hoạch trái phép loài sò khổng lồ trên quy mô công nghiệp tại các bãi cạn, rạn san hô ở Trường Sa của Việt Nam.

Theo nghiên cứu của tác giả Victor Robert Lee (tạp chí The Diplomat), tại Trung Quốc, vỏ sò khổng lồ đã tạo được dấu ấn riêng trên thế giới như một mặt hàng quý hiếm xa xỉ, thậm chí được quảng cáo có thể mang lại nhiều khả năng đặc biệt và hiệu ứng tích cực về sức khoẻ cho người dùng.

  Bí mật về 'vàng trắng' của Biển Đông (3) - Ảnh 2

Vỏ sò khổng lồ được ngư dân Đàm Môn đem về chế tác thành nhiều vật phẩm trang sức, trưng bày. Ảnh: The Diplomat

Loài sò này có vỏ dài tới hơn 1m, nặng 200kg, và có tuổi thọ đến hơn 100 năm. Sở dĩ loài sò khổng lồ trở nên quý hiếm bởi vỏ của chúng được so sánh không kém gì ngà voi, đá quý, vây cá mập.

Từ vỏ sò khổng lồ, con người có thể tác chế thành nhiều đồ vật có giá trị. Một cặp vỏ sò tượng chất lượng chuẩn có thể được bán với giá 1 triệu Nhân dân tệ (hơn 3 tỉ đồng) tại Trung Quốc. Đó là nguyên nhân sò khổng lồ được mệnh danh là “vàng trắng” của biển, giá của chúng ngày càng tăng lên trong những năm qua.

Điều này đã thu hút nhiều ngư dân trung quốc từ bỏ nghề đánh bắt mà tập trung vào khai thác những sản phẩm thực sự có giá trị. Họ lặn lội chặng đường hơn 1.000km từ cảng Đàm Môn đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để khai thác trái phép loài sò này.

  Bí mật về 'vàng trắng' của Biển Đông (3) - Ảnh 3

Hình ảnh sò khổng lồ chất đầy thuyền của ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Biển Đông. Ảnh: The Diplomat

Giới phê bình cho biết, luật pháp quốc tế lẫn luật pháp Trung Quốc cũng đã qui định cấm buôn bán loài vật quý hiếm này. Tuy nhiên sự sinh tồn của sò khổng lồ vẫn đang bị đe doạ trong tình trạng cấp bách. Thực tế cho thấy ngư dân Trung Quốc vẫn tiếp tục chặt phá các rạn san hô tại Biển Đông để săn lùng chúng.

Trong nhiều trường hợp, lực lượng tuần tra của các nước quanh khu vực phát hiện những tàu cảnh sát biển Trung quốc cũng xuất hiện “tuần hành” cùng tàu cá của ngư dân trên những bãi san hô mà Hải quân Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.

Cũng theo tác giả Robert Lee, các nhà bình luận Trung Quốc lẫn quốc tế đã nhiều lần lên án hoạt động này. Họ cho rằng việc ngư dân Đàm Môn khai thác trái phép sò khổng lồ là “bước đệm” nhằm khẳng định tuyên bố của cái gọi là “chủ quyền” phi lý của Trung Quốc trên phần lớn lãnh thổ Biển Đông.

Phương Hà

Xem thêm >>> ‘Lá chắn’ hệ sinh thái Biển Đông bị đe dọa (2)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.