Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Việc Anh rời Liên minh châu Âu EU sẽ gây tác động lớn đến kinh tế các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) đưa tin, tỉ giá của Bảng Anh đã bắt đầu có xu hướng sụt giảm với tốc độ lớn nhất trong lịch sử thế giới những năm qua. Theo ước tính chỉ trong một đêm, các nhà đầu tư Anh có thể đối mặt với việc thua lỗ hơn 3.000 tỉ USD.
Về tầm ảnh hưởng của Brexit (việc Anh rời Liên minh châu Âu EU) với Vương quốc Anh, tăng trưởng GDP của nước này sẽ chậm lại cũng như tạo nền làn sóng xung kích ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù nhiều nước, trong đó có khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn kêu gọi Anh không nên rời EU nhưng thực tế dường như khó có thể tránh khỏi hậu quả về địa chính trị và kinh tế sau sự kiện này.
Cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân vừa qua của công dân Anh với kết quả phần đông lựa chọn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU gây chấn động cho thị trường tài chính toàn cầu. |
Với Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến Anh trong những mối quan hệ ngoại giao gần đây với Bộ trưởng Tài chính George Osborne. Chỉ trong mùa thu năm 2015, London vừa trở thành trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên tiêu thụ đồng Nhân dân tệ sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. Như vậy, Brexit diễn ra sẽ là một trở ngại cho việc quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ trong thành phố London, trung tâm tài chính toàn cầu.
Ngoài ra, Brexit có thể đánh dấu trở ngại tiếp theo cho mục tiêu dài hạn của Trung Quốc về một thoả thuận thương mại tự do với EU. Trước đó, Anh từng là nước ủng hộ Trung Quốc trong những thoả thuận trên. Tuy nhiên khi Anh rời khỏi khối, không ai trong số các quốc gia khác trong liên minh quan tâm đến thoả thuận với Bắc Kinh.
Còn với Nhật Bản, Brexit dường như gây hậu quả như một thảm hoạ. Các chuyên gia dự báo sau sự kiện này sẽ là một năm không thể tồi tệ hơn cho Thủ tướng Shinzo Abe và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiho Kuroda. Nếu mất giá đồng tiền Anh, đồng Yên Nhật tăng, đây sẽ là thách thức cho các chương trình nghị sự về sau của hai nước. Brexit có thể tạo ra sự hỗn loạn tài chính toàn cầu (hiệu ứng domino), gây rối loạn chức năng kinh tế của Nhật Bản.
Trong khi đó, phản ứng của Ấn Độ có phần khá thận trọng, hoang mang trước Brexit. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông Arun Jaitley lưu ý rằng phán quyết sau kết quả cuộc trưng cầu vẫn còn chưa rõ ràng khi các nước thành viên EU và những tổ chức lập pháp chưa đưa ra quyết định chính thức.
Từ đầu năm đến nay, Ấn Độ gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nền kinh tế mới nổi ở New Delhi đang thu hút và làm thoả mãn các nhà đầu tư. Tuy nhiên nhiều mối đe doạ đang lờ mờ hiện ra với sự gia tăng của lãi suất toàn cầu. Khi thị trường tài chính thế giới bất ổn bởi ảnh hưởng của Brexit, tác động lớn nhất sẽ nhằm vào những tập đoàn đa quốc gia tại Ấn Độ.
Nhìn chung trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Brexit sẽ trở thành sự kiện đáng lo ngại, vừa gia tăng những bất ổn và biến động tài chính nhưng cũng có thể gợi mở ra những cơ hội mới.
Phương Hà
Xem thêm >>> Putin, Obama, nói gì việc Anh chính thức rời EU?