Lực lượng và vũ khí Nga triển khai ở Kaliningrad có thể đánh bại lực lượng phản ứng nhanh của NATO trước khi được triển khai tới biên giới Đức.
Hai quan chức cấp cao của NATO tin rằng liên minh không có khả năng triển khai lực lượng phản ứng nhanh tới Đông Âu trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, tờ Financial Times dẫn một nguồn tin cấp cao trong NATO ngày 15/5 đưa tin cho hay.
Lực lượng phản ứng nhanh của NATO, gồm 5000 binh sĩ, rất dễ bị tổn thương khi triển khai tại các nước vùng Baltic và Ba Lan để chống lại “sự xâm lược của Nga”, tờ báo dẫn lời 2 đại diện cấp cao giấu tên cho biết.
Vị trí của các lực lượng và thiết bị quân sự Nga triển khai ở khu vực Kaliningrad đã tạo ra một mối đe dọa đáng kể đối với NATO, có thể dẫn đến một thực tế là các đơn vị phản ứng nhanh của NATO sẽ bị đánh bại trước khi được triển khai tới biên giới với Đức. |
Theo các nguồn tin, vị trí của các lực lượng và thiết bị quân sự Nga triển khai ở khu vực Kaliningrad đã tạo ra một mối đe dọa đáng kể đối với NATO, có thể dẫn đến một thực tế là các đơn vị phản ứng nhanh của NATO sẽ bị đánh bại trước khi được triển khai tới biên giới với Đức.
“Nga có hệ thống chống máy bay và tên lửa chống ngầm, chống hạm cũng như các máy bay chiến đấu tiên tiến trong khu vực Kaliningrad và các khu vực khác trên dọc biên giới phía đông, có thể bao phủ một khu vực rộng lớn”, một nguồn tin nói.
Đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, NATO đang xem xét khả năng triển khai 4 tiểu đoàn lực lượng phản ứng nhanh tại Latvia, Estonia, Ba Lan và Lithuania. Quyết định triển khai các tiểu đoàn phản ứng nhanh tới 4 nước Đông Âu sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới ở Warsaw.
Trong tháng 1/2015, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg công bố kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh tại 6 quốc gia Đông Âu gồm Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Ba Lan và Bulgaria với quy mô có thể lên tới 40.000 binh sĩ do các nước NATO (chủ yếu là Mỹ và Đức) và Đông Âu đóng góp.
Lực lượng này được xem là sợi dây thắt chặt quan hệ giữa quân đội của các quốc gia trên và lực lượng NATO và biện pháp nhằm trấn an các nước này trước nỗi sợ hãi về cái gọi là “mối đe dọa xâm lược từ Nga”.
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng nó xem các phương pháp tiếp cận của quân đội NATO đối với lãnh thổ của mình như là một mối đe dọa an ninh. Đại diện thường trực của Nga tại NATO Alexander Grushko trước đó tuyên bố rằng Moscow sẽ làm tất cả mọi thứ cần thiết để bảo vệ sự cân bằng của các lực lượng quân sự ở châu Âu, nhưng nhấn mạnh tới việc sẽ không bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố kế hoạch thành lập 3 sư đoàn mới nhằm đối phó với ý định triển khai lực lượng phản ứng nhanh tới 4 quốc gia Đông Âu của NATO. Các chuyên gia không loại trừ khả năng Nga có thể triển khai tới biên giới phía Tây hệ thống tên lửa chiến thuật “Iskander-M”; trang bị cho các tàu chiến và tàu ngầm của Hạm đội Baltic tên lửa “Caliber”.
Hoàng Hải