ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xung đột Armenia – Azerbaijan: Tại sao Nga ‘ôn hòa’, Thổ ‘máu chiến’?
Tuesday, April 5, 2016 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ta cùng lý giải tại sao Moscow đang kêu gọi hòa bình và Erdogan đang ủng hộ chiến tranh trong cuộc xung đột Armenia – Azerbaijan.

Cuộc đụng độ giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh đã tiếp diễn đến ngày thứ ba với ít nhất 40 binh sĩ và 05 dân thường thiệt mạng cho đến nay.

Ngoài Armenia và Azerbaijan, quốc gia lo lắng nhất đối với tình hình chiến sự lại chính là Nga.

Bởi trong trường hợp cuộc xung đột này diễn tiến thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Nga không có gì để chiến thắng và mất rất nhiều thứ. Trong khi, tệ hơn, đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ lại không có gì để mất và đạt được nhiều thứ.

Trong khi Nga có mối quan hệ tốt với Armenia và cũng rất thích mối quan hệ nghiêm túc với Azerbaijan thì Thổ Nhĩ Kỳ chỉ hợp tác với Azerbaijan mà không liên hệ với Armenia.

Do đó, nếu chiến tranh toàn diện xảy ra, mối quan hệ Thổ – Azerbaijan càng trở nên mật thiết, trong khi ảnh hưởng của Nga sẽ giảm đi đối với ít nhất một quốc gia.

  Xung đột Armenia - Azerbaijan: Tại sao Nga 'ôn hòa', Thổ 'máu chiến'? - Ảnh 1

Xe tăng Azerbaijan bắn vào các vị trí quân Armenia

Bối cảnh: Azerbaijan

Khi Azerbaijan tuyên bố độc lập vào năm 1991, hai quốc gia vui mừng nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Cả hai quốc gia này đều muốn đặt ảnh hưởng lên Azerbaijan.

Azerbaijan đã chọn Thổ Nhĩ Kỳ. Biểu hiện dễ thấy nhất của sự lựa chọn này là thay thế trong bảng chữ cái Cyrillic sử dụng cho đến năm 1991 với một biến thể chữ Latinh của Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải chữ Arab được sử dụng bởi 20 triệu người Azerbaijan sống ở Iran.

Bối cảnh: Armenia

Kể từ khi Armenia tuyên bố độc lập vào năm 1991, Armenia không nằm trong những tính toán địa chính trị của Washington và yếu thế so với quốc gia giàu dầu mỏ Azerbaijan trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Yerevan, bị ép giữa Baku và Ankara, không còn quốc gia nào để dựa vào ngoài Nga. Còn đối với Nga, liên minh với một nước nghèo và bị cô lập như Armenia còn hơn là không có đồng minh nào ở khu vực Nam Caucasus.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia về cơ bản cũng không có bất cứ mối quan hệ nào và biên giới giữa hai được đóng kín – từ phía Thổ Nhĩ Kỳ trên danh nghĩa của Azerbaijan.

  Xung đột Armenia - Azerbaijan: Tại sao Nga 'ôn hòa', Thổ 'máu chiến'? - Ảnh 2

Mối quan hệ Nga – Thổ sẽ tiếp tục gặp trở ngại?

Hiện nay

Kể từ năm 1990, mối quan hệ Nga – Armenia ngày càng mật thiết, không chỉ vì lợi ích kinh tế, chính trị mà còn vì văn hóa và sự giao hòa giữa nhân dân hai nước.

Kể từ năm 2000, Nga đã cố gắng tạo mối quan hệ mật thiết hơn với Azerbaijan.

Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh có thể nhanh chóng thay đổi điều này.

Cả Yerevan và Baku đều phải tìm kiếm những quốc gia ủng hộ để giúp đỡ họ về mặt quân sự.

Và một cuộc chiến sẽ đẩy quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn và 10 triệu dân lại gần hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù vấn đề Nagorno-Karabakh của Armenia không nằm trong những thỏa thuận của liên minh Nga – Armenia. Nga cũng không thể đứng ngoài cuộc, bởi nếu tình hình xấu đi với Armenia, một dấu hỏi sẽ đặt ra về lợi ích trong mối quan hệ với Nga.

Mặt khác, nếu chiều hướng xấu đi đối với Azerbaijan, thì dù Nga có viện trợ, giúp đỡ Armenia hay không. Baku cũng sẽ đặt dấu hỏi với sự tác động của Nga vào cuộc chiến.

Nói cách khác, chiến tranh Armenia – Azerbaijan khiến Nga thiệt đơn thiệt kép. Cách duy nhất để Nga có lợi ích là giải pháp đàm phán hòa bình và kiềm chế căng thẳng leo thang.

Erdogan đang chứng tỏ rằng ông ta hiểu rõ lợi hại trong cuộc xung đột này. Ông ta chỉ đơn giản tuyên bố rằng nếu Azerbaijan muốn chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “hỗ trợ đến cùng”.

Vấn đề quan trọng hiện tại là Baku sẽ chọn ai để lắng nghe? Thổ Nhĩ Kỳ đang khuyến khích chiến tranh, hay Nga đang kêu gọi hòa bình?

Phong Lan

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.