Một bác sĩ của bệnh viện Red Crescent ở Aleppo cho biết, những nạn nhân cuộc tấn công hóa học xảy ra trước đó tại Aleppo, Syria và đều mang dấu hiệu của việc ngộ độc chất Chlorine.
Thành phố tan hoang sau vụ tấn công. Ảnh: Sputnik. |
Theo Sputnik, những nạn nhân của cuộc tấn công hóa học xảy ra ở phía nam của Aleppo Governorate, Syria mang tất cả các dấu hiệu ngộ độc chất Chlorine, một bác sĩ từ bệnh viện do tổ chức Chữ Thập Đỏ/Red Crescent bảo trợ ở Aleppo cho biết.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik một phát ngôn viên của lực lượng người Kurd ở Syria xác nhận rằng đã có một số dân thường và quân nhân Kurd bị ngộ độc khí ga sau khi cuộc tấn công xảy ra.
“Các nạn nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng co giật vì ngộ độc những khí bị cấm trên toàn thế giới, chẳng hạn như Chlorine,” bác sĩ từ viện Red Crescent cho biết thêm.
Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) đã xác nhận với hãng tin RIA Novosti rằng, cuộc tấn công có sử dụng chất độc hóa học đã được thực hiện tại thành phố Aleppo là do “chiến binh Hồi giáo hoạt động dưới sự bảo vệ của Thổ Nhĩ Kỳ” gây ra.
YPG quả quyết sẽ gửi thông báo cho các trung tâm giám sát ngừng bắn của Nga và Mỹ ở Syria về vụ việc này.
Đầu tuần qua, một nguồn tin quân sự cũng khẳng định với hãng tin RIA Novosti rằng các phần tử cực đoan của Nhà nước Hồi giáo (ISIL) đã sử dụng khí độc trong cuộc tấn công chống lại căn cứ không quân đội Syria ở Deir ez-Zor.
Syria đã ở trong tình trạng chiến tranh dân sự từ năm 2011, xung đột giữa quân đội trung thành với Tổng thống Bashar Assad với nhiều phe đối lập và các nhóm cực đoan, như ISIL, còn được gọi là Daesh, bị cấm ở lãnh thổ của vài quốc gia trong đó có Nga.
Từ ngày 27/2 vừa qua, lệnh ngừng bắn tại Syria của Nga-Mỹ bắt đầu có hiệu lực.
Tháng 8 năm 2013, một cuộc tấn công vũ khí hóa học chưa từng thấy với thiệt hại về người lên đến hơn 1.300 dân thường đã xảy ra tại Ghouta, phía vùng ngoại ô của thủ đô Damascus.
Tuy nhiên quân đội lẫn chính phủ Assad đều không đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ nổ này.
Thông báo về kho vũ khí hóa học của Syria được đưa ra ngay sau khi cuộc tấn công khí chết người xảy ra. Moscow kêu gọi Damascus đặt vũ khí hóa học của nó dưới sự kiểm soát quốc tế, và Syria đồng ý với ý kiến này của Nga.
Tháng 8 năm 2015, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho ra đời Cơ chế điều tra liên kết (JIM) để xác định đối tượng liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Tú Anh