ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cựu Chánh án tiết lộ: Mỹ giật dây phiên tòa xử Saddam Hussein
Saturday, April 9, 2016 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Vụ xét xử, ở mức độ lớn hơn, có tính chất chính trị. Giới cầm quyền cũng như các lực lượng chính trị khác có tác động vào nó”, ông nói.

Cựu Chánh án, người chủ trì phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein trong năm 2006, đã tiết lộ một loạt các tình tiết bí mật liên quan tới vai trò của Mỹ đằng sự kiện này trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin RT được công bố vào ngày 10/4.

Vào tháng 11/2006, Saddam Hussein bị kết án tử hình bằng hình thức treo cổ sau 3 năm liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại quốc gia này và loại bỏ quyền lực của ông.

  Cựu Chánh án tiết lộ: Mỹ giật dây phiên tòa xử Saddam Hussein - Ảnh 1

Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ảnh RT

Vụ tử hình được thực hiện tại một cơ sở quân sự của Mỹ – một động thái thu hút chỉ trích của một số chính phủ. Các tổ chức nhân quyền mô tả nó là hành động độc ác, bất công.

Các phiên tòa xét xử cựu nhà lãnh đạo Iraq bị gọi là “trò chơi chính trị” và “hành động trả thù”. Một số chuyên gia luật quốc tế đã đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp và công bằng của nó.

Cựu Chánh Rizgar Amin, người giám sát việc xét xử Hussein và bảy thành viên trong chính phủ của ông, đã chia sẻ các chi tiết bí mật liên quan đến vụ án nổi tiếng này với hãng RT của Nga.

Amin là thẩm phán duy nhất được công bố tên tuổi tại buổi khai mạc của phiên tòa vào tháng Mười năm 2005. Ông đã từ chức vào tháng Giêng năm 2006 sau áp lực từ chính phủ yêu cầu đẩy nhanh quá trình tố tụng, theo Reuters.

“Vụ xét xử, ở mức độ lớn hơn, có tính chất chính trị. Giới cầm quyền cũng như các lực lượng chính trị khác có tác động vào nó”, ông nói.

Theo ông, lực lượng đặc biệt Iraq (IST) đã tiến hành vụ tử hình. Lực lượng này được thành lập năm 2003 bởi Liên minh cầm quyền lâm thời (Coalition Provisional Authority – CPA) được lập ra sau cuộc can thiệp quân sự của Mỹ.

CPA hoạt động tại Iraq như một bộ phận của Lầu Năm Góc. Nó có quyền hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Nghị định đầu tiên của CPA là giải tán quân đội Iraq và đảng cầm quyền Ba’ath, và tạo ra một Hội đồng Điều hành Iraq. Các thành viên đã được lựa chọn cẩn thận từ các nhóm và những người ủng hộ cuộc xâm lược năm 2003 của Mỹ.

“Mỹ đóng vai trò là người tạo ra và tài trợ cho phiên tòa. Họ cung cấp tất cả mọi thứ cần thiết để nó hoạt động, ngay cả chi phí điều tra”, Amin nói.

Theo Amin, sự phụ thuộc của chính quyền Baghdad đối với Mỹ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới tính khách quan và công bằng của phiên tòa.

Theo ông, “khát khao trả thù thống trị suốt các phiên điều trần”. Các phiên tòa xét xử Hussein giống như là một sự chiến thắng của công lý chứ không phải sự phục vụ lẽ phải của nó.

Ngoài ra, Amin cho rằng các luật sư biện hộ cũng thiếu sự mạnh mẽ, thiếu tinh thần không sợ bị trả thù và theo đuổi lẽ phải đến cùng.

“Như chúng ta biết, một luật sư (của Saddam Hussein) đã bị bắt cóc và bị giết sau phiên xử đầu tiên. Các luật sư khác đã bị đe dọa hoặc thậm chí bị giết. An ninh của luật sư là không đủ để họ giành lấy công bằng và chỉ ra những sai trái trong phán quyết của tòa án”, Amin nói.

Ngày 21 tháng 6 năm 2006, Khamis al-Obeidi, người bào chữa cho Saddam Hussein, bị bắt cóc từ nhà ông ở Baghdad và bị bắn chết. Một số luật sư khác đã bị bắt cóc hoặc tìm thấy đã chết hoặc bị buộc phải rời bỏ đất nước vì sự an toàn của họ.

Mặc dù quá trình xét xử rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng phán quyết tử hình vẫn được đưa ra vào ngày 5/10/2006 bởi Chánh án Ra’uf Abdel Rahman, người thay thế Amin.

Saddam bị hành quyết vào ngày 30/12/2006 – ngày đầu tiên của một lễ hội quan trọng đối với người Hồi giáo Sunni, Eid ul-Adha.

Theo Amin, đây là một sự vi phạm Điều 290 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự Iraq, trong đó quy định án tử hình không được phép thực thi vào ngày lễ lớn.

Nó cũng vi phạm Điều 27 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Iraq, trong đó quy định khoảng thời gian bắt buộc thực thi phán quyết cuối cùng là 30 ngày.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.