ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Có phải “Giấc mơ Mỹ” đã lụi tàn?
Monday, April 25, 2016 20:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tc0hLYk5Ic1ZrWDAvVng1dU1hMmFiNkkvQUFBQUFBQUFjUEkvVjk5cklnR3RVLTAzXzV0TVFkejBId2RJbE9UX2VYeDVBQ0xjQi9zNjQwL2dpYWMtbW8tbXkuanBn
Giấc mơ Mỹ đã tồn tại ở đất nước này trong hơn 50 năm qua, nhưng hiện nó đang hấp hối. Đối với một số người Mỹ, thì Giấc mơ ấy có thể đã tàn lụi.
Trong khi các cuộc khảo sát về niềm tin người tiêu dùng gần đây cho thấy người Mỹ có phần nào đó lạc quan về nền kinh tế tổng thể, thì hầu hết các cuộc thăm dò và nghiên cứu cho thấy rằng họ đều đang lo lắng về tương lai kinh tế.
Nhiều người Mỹ dường như tin rằng họ sẽ không bao giờ an toàn hay ổn định về tài chính, dù nguyên lý cốt lõi trong Giấc mơ Mỹ chính là ở niềm tin rằng bạn có thể thành công về tài chính, chỉ cần chăm chỉ và quyết tâm. Thì giờ đây hơn 3/4 người Mỹ lại tin rằng chiều hướng đi xuống có nhiều khả năng xảy ra hơn là phát triển hướng lên.
Liệu những yếu tố nền tảng cho giấc mơ chung và cách sống của tầng lớp trung lưu – như sở hữu một ngôi nhà, có việc làm ổn định, nghỉ hưu không mắc nợ và có tài chính an toàn – giờ đây đã trở nên ngoài tầm với của hầu hết mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ? Và có phải vấn đề của tầng lớp trung lưu giờ cũng đang lan tới nhóm người Mỹ da trắng ở ngoại thành vốn có nền tảng khá vững chắc?
Tác giả Mechele Dickerson đang nghiên cứu về những khía cạnh này và đang viết cuốn sách về nó. Một phần bà cũng đang cố gắng hiểu những xu hướng đáng lo ngại bao gồm việc trì trệ tăng lương và trốn nợ, việc này có tác động gì đối với Giấc mơ Mỹ. Đây là thuật ngữ đầu tiên được biết đến từ nhà văn James Truslow Adams 85 năm về trước:
“giấc mơ về một vùng đất nơi cuộc sống trở nên tốt hơn, dồi dào hơn và đầy đủ hơn cho tất cả mọi người, mang tới cơ hội cho mỗi người dựa trên năng lực hoặc thành tích.”
Cùng điểm qua ba yếu tố trên và xem liệu chúng có còn ủng hộ khái niệm Giấc mơ Mỹ hay không.
Nhà ở quá đắt
Kể từ thời kỳ Đại suy thoái, Giấc mơ Mỹ gắn liền với việc sở hữu nhà. Nhưng gần 10 năm sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất xảy ra từ những năm 30 thì nước Mỹ đang trên đường trở thành một quốc gia của những người đi thuê nhà.
Trong khi chi phí mua những thứ cơ bản cho cuộc sống (như thực phẩm và quần áo) phần lớn vẫn giữ nguyên hoặc giảm trong 30 năm qua, thì giá nhà đất đã tăng mạnh, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ nhà ở đầu những năm 2000. (Giá nhà đã giảm trong thời gian suy thoái kinh tế 2007-2009, nhưng chúng đã và đang tăng trở lại ở nhiều vùng trong nước.)
Khi giá nhà tăng, tỷ lệ sở hữu nhà sẽ đi theo hướng ngược lại. Sau khi đạt đến đỉnh điểm ở mức gần 70% vào năm 2004, thì tỷ lệ sở hữu nhà đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm, xuống dưới 64% trong năm 2015.
Tỉ lệ sở hữu nhà ở tại Mỹ
Tỉ lệ sở hữu nhà giảm, số hộ gia đình thuê nhà tăng. Trên thực tế, số hộ gia đình thuê nhà hiện nay chiếm tỉ lệ chủ yếu trong 9 trên 11 khu đô thị lớn nhất của Hoa Kỳ. Thuê nhà không còn giới hạn trong những học sinh vừa tốt nghiệp trung học hoặc sinh viên đại học, mà phần lớn những người thuê nhà tại Mỹ có độ tuổi 40 trở lên, tăng từ 43% trong năm 1995.
Tuy không có bang, hạt, thành phố lớn nào ở Hoa Kỳ có đủ nhà ở giá vừa tầm cho những người nghèo nhất, không chỉ những gia đình này mới buộc phải đi thuê nhà. Ngay cả những người Mỹ làm việc toàn thời gian hiện nay cũng phải chật vật để tìm nhà ở cho thuê giá phải chăng, một phần là vì cầu vượt quá cung, khiến giá cho thuê tăng lên.
Chỉ một thập kỷ trước đây, các gia đình với thu nhập trung bình cũng có thể sở hữu nhà, nhưng bây giờ họ đang gây thêm áp lực của thị trường cho thuê vì họ không đủ tiền mua. Điều này khiến lượng nhà cho thuê giá rẻ giảm đi đối với tất cả mọi người.
Một trong những lý do chính khiến các gia đình không đủ khả năng mua hoặc tìm nhà cho thuê có giá phải chăng là vì giá nhà tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập của hộ gia đình.
Kinh tế suy giảm, khó vươn lên
Thực tế, đối với tất cả mọi người (ngoại trừ những người lao động được trả lương cao nhất), tiền lương ách tắc trong gần 30 năm qua. Ngoài ra, người lao động Mỹ hiện nay còn phải đấu tranh với một thị trường lao động không vững chắc và bất ổn định.
Tuy tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là dưới 5%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ kỷ lục trong thời kỳ Đại suy thoái, nhưng tất cả dân Mỹ, ngoại trừ những người lao động được trả lương cao nhất, thường phải trải qua những thời kỳ thất nghiệp kéo dài. Tương tự như vậy, công nhân bây giờ có nhiều khả năng thiếu việc làm và phải chịu làm những công việc mang tính phổ thông hơn so với khả năng của họ. Ngoài ra, người lao động còn phải làm nhiều công việc cùng lúc và gom góp “các khoản lương chắp vá” để sống.
Tỷ lệ tăng thu nhập của top 1% những người giàu nhất trong 3 thập kỉ qua (màu vàng). Đa số người lao động còn lại không tăng bao nhiêu (màu xanh)
Mức lương trì trệ cộng với việc làm không ổn định đã tạo ra khoảng cách trong thu nhập và bất bình đẳng giàu nghèo, đang dần đạt mức độ mà quốc gia này chưa từng trải qua trong gần một thế kỷ. Bởi vì những người Mỹ giàu nhất đang nhận được phần thu nhập và tài sản quá lớn ở trong nước, Giấc mơ Mỹ của tầng lớp thấp muốn vươn lên thành tầng lớp trung lưu đã tan thành mây khói.
Và thậm chí một số người còn cho rằng biến động giai tầng hiện nay có nhiều khả năng diễn ra ở một số nước châu Âu hơn là tại Hoa Kỳ.
Bởi vì tiền lương không theo kịp với sự tăng vọt giá nhà đất ở nhiều nơi trên đất nước này, nên người Mỹ bây giờ phải cân bằng nhiều yếu tố và hy sinh.
1/5 trong số tất cả những người Mỹ có việc làm phải tìm cách bổ sung thu nhập của họ chỉ để thanh toán hóa đơn và mua thực phẩm. 14% dân số đang dùng thẻ tín dụng nhiều hơn để chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng tháng, và 17% công nhân bị buộc phải hy sinh nguồn an sinh hưu trí của mình.
Chế độ hưu trí bất ổn và không an toàn
Viễn cảnh trông ảm đạm đối với những người Mỹ sắp nghỉ hưu. Đối với thanh niên, an toàn tài chính khi cập tuổi xế chiều gần như là vô vọng.
Dữ liệu lưu trữ Liên bang cho thấy 31% những người chưa về hưu và 19% những người 55-64 tuổi sắp đến tuổi về hưu không có khoản tiết kiệm sau những tháng ngày làm việc hoặc không có lương hưu cá nhân.
Độ tuổi nghỉ hưu đang dịch chuyển về phía các nhóm 66-69 (màu nâu), hơn 70 (xám), và “không nghỉ hưu” (trắng)
Dân số lớn tuổi bùng nổ, những người đã nghỉ hưu hoặc gần đến tuổi về hưu thường nhận thấy họ có tiền tiết kiệm không đủ, mặc dù nhiều người trong số họ làm việc cho những công ty trả lương hưu truyền thống hơn là kế hoạch tiết kiệm quỹ hưu 401(k) cho người lao động.
Những người Mỹ sắp về hưu cũng gặp gánh nặng nhà ở, ôtô và thậm chí cả các khoản nợ vay khi đi học nhiều hơn những người ở độ tuổi của họ một thập niên trước đây.
Kết quả là, nhiều người sinh sau năm 1945 (thế hệ baby boomer) đã quyết định đẩy lùi thời điểm nghỉ hưu của họ.
Những người Mỹ trẻ tuổi cũng đang chật vật để tiết kiệm cho hưu trí. Thanh niên thiếu tiền tiết kiệm hưu trí vì nhiều người trong số họ làm việc bán thời gian và không có kế hoạch để dành tiền, vì phải chi trả các khoản vay khi đi học và các khoản nợ khác.
Giấc mơ Mỹ đã tàn
Những người Mỹ đã làm việc chăm chỉ và tuân theo luật chơi, giờ lo sợ rằng họ sẽ không bao giờ thành công về tài chính.
Họ đã mất niềm tin vào Giấc mơ Mỹ, vỡ mộng, và đang có dấu hiệu tuyệt vọng.
Cả những người lao động Mỹ bảo thủ không có bằng đại học lẫn những người thế hệ Y (tốt nghiệp đại học khoảng những năm 2000) có tư tưởng tự do đều biểu lộ sự tức giận của họ trong kỳ bầu cử tổng thống này.
Nhiều cử tri đã mất niềm tin vào Giấc mơ Mỹ đang nắm lấy các ứng cử viên theo chủ nghĩa dân túy phi truyền thống như Bernie Sanders và Donald Trump. Những cử tri thất vọng và bất mãn dường như sẵn sàng hỗ trợ quan điểm và các đề nghị cực đoan bởi họ không còn tin rằng các ứng cử viên chính trị truyền thống sẽ tìm cách để tạo ra công ăn việc làm an toàn chi trả lương tốt và giúp cho việc dịch chuyển tầng lớp lao động sang tầng lớp trung lưu.
Đặc biệt nhóm người da trắng ở độ tuổi 45 đến 54 không có bằng đại học dường như đã từ bỏ Giấc mơ Mỹ. Người Mỹ da trắng không tốt nghiệp đại học, đặc biệt là nam giới, dường như không còn tin rằng làm việc chăm chỉ và quyết tâm là đủ để đạt được thành công về tài chính.
Họ đổ lỗi cho các chính trị gia, đặc biệt là Tổng thống Obama, đã thúc đẩy các chính sách kinh tế gây tổn thất cho tầng lớp trung lưu. Họ lo lắng, tức giận và nghi ngờ rằng bằng tốt nghiệp trung học hoặc kỹ năng trong công việc cũng không đủ cho họ thành công trong thị trường.
Những dấu hiệu cho thấy sự lo lắng về kinh tế như lượng người da trắng lần đầu sử dụng heroin gia tăng, đặc biệt là nam thanh niên, tuổi thọ trung bình giảm và tỷ lệ tự tử tăng lên.
Trong khi Giấc mơ Mỹ về một tài chính bình ổn và phát triển là có thật cho tầng lớp thượng lưu, những người Mỹ với thu nhập thấp và trung bình chưa bao giờ cảm thấy lo âu về tài chính như lúc này.
Hầu hết người Mỹ đang tiếp nhận suy thoái như là một “lẽ thường mới” (new normal). Xu hướng phát triển đi lên giờ chỉ là một giấc mơ ngoài tầm với.
Tác giả: Mechele Dickerson, The conversationist.
Minh Tuệ,  daikynguyenvn.com biên dịch
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.