Mối quan hệ với Mỹ xấu đi, khó khăn về kinh tế và sự xuất hiện của Iran sẽ đẩy Arab Saudi về phía Nga?
Mối quan hệ rạn nứt với Washington
Riyadh nhận thức liên minh với Washington như một truyền thống được duy trì bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về địa chính trị và kinh tế, cũng như một lịch sử lâu dài của sự hợp tác.
Với truyền thống đó, Arab Saudi tin tưởng Mỹ sẽ ủng hộ tuyên bố sẵn sàng gửi quân tới Syria. Tuy nhiên, Washington chưa sẵn sàng đối đầu trực diện với Nga ở đó.
Riyadh kịch liệt phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran nhưng vẫn không thể ngăn chặn chính quyền Obama hoàn thành nó.
Arab Saudi đã rất giận dữ khi Washington tìm cách hợp tác với Iran và một số đồng minh của nó, bao gồm cả Hezbollah ở Lebanon trong khi đối đầu với tổ chức khủng bố IS.
Trong khi đó, Chính quyền Obama cũng không hài lòng với kế hoạch trừng phạt Lebanon vì không tham gia kế hoạch chống Tehran của Riyadh.
Arab Saudi đã hủy bỏ cam kết viện trợ 4 tỷ USD (3 tỷ cho quân đội) và áp đặt các hạn chế đối với công dân Lebanon. Mục tiêu của Arab Saudi là để làm “dằn mặt” cho các quốc gia khác trong khu vực không hỗ trợ họ trong cuộc đụng độ Riyadh – Tehran.
Trong khi Riyadh cho rằng trừng phạt Lebanon gián tiếp giáng một đòn lên Iran, Washington xem đó như là một sự khác biệt trong quan điểm và phương pháp giải quyết vấn đề giữa Mỹ và Arab Saudi.
Thách thức từ Iran
Riyadh đang gặp khó khăn trong cuộc chiến với Houthis ở Yemen và trong hỗ trợ các nhóm chiến binh cực đoan ở Syria và Iraq.
Riyadh cũng không thể làm hỏng các thỏa thuận hạt nhân Iran cho phép Tehran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và thách thức sự thống trị của họ.
Tehran hiện đang liên minh với chính phủ Syria và Iraq. Ngoài ra, Iran rất có sức ảnh hưởng trong chính trường Lebanon.
Nền kinh tế của Iran cũng đang có cơ hội phát triển nhờ thỏa thuận hạt nhân. Dỡ bỏ lệnh trừng phạt đem lại 150 tỷ USD cho ngân sách Iran.
Quan hệ đối tác giữ Tehran và Washington cũng được tăng cường.
Ảnh hưởng của Iran càng gia tăng thì càng làm trầm trọng thêm các cuộc đụng độ trong khu vực Riyadh – Tehran.
Khó khăn kinh tế nghiêm trọng.
Giá dầu giảm kỷ lục ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế của Riyadh.
Dựa theo số liệu của Quỹ tiền tệ Arab Saudi (SAMA), GDP cả nước sẽ giảm 21,6% trong năm 2015 và IMF cũng dự đoán mức thâm hụt 20% trong năm 2016.
Hâm nóng mối quan hệ với Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Arab Saudi Mohammed bin Salman |
Trước những khó khăn trên, Riyadh không có sự lựa chọn ngoài hâm nóng lại mối quan hệ với Moscow để cân bằng mối quan hệ đang xấu đi với Washington và duy trì cuộc đấu tranh địa chính trị với Iran.
Bộ trưởng dầu mỏ của Nga và Arab Saudi đã gặp nhau và đồng ý đóng băng sản lượng dầu ở mức như tháng Giêng.
Có vẻ như Moscow và Riyadh đã đặt sang một bên những khác biệt nhằm cân bằng nền kinh tế đang khó khăn.
Và đó có thể là khởi đầu cho những sự hợp tác khác.
Moscow đang có được một vai trò quan trọng ở Trung Đông thông qua các hoạt động quân sự ở Syria.
Nga cũng đã cảnh báo lập trường của Tổng thống Assad để đạt được thỏa hiệp trong đàm phán Syria.
Rõ ràng hành động rút quân ở Syria vào lúc này là tốt cho Nga và cũng làm giảm áp lực cho phía Riyadh rất nhiều.
*Bài viết thể hiện quan điểm của Dmitriy Sokolovskiy, một nhà nghiên cứu chính trị quốc tế chuyên về Trung Đông được đăng trên Russia-direct.
Phong Lan