ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mục tiêu ‘hết sức giản đơn’ của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông
Thursday, March 10, 2016 5:59
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ những câu hỏi và trả lời ngắn gọn dưới đây, ta có thể thấy mục tiêu và ý định thực sự của Nga không chỉ ở Syria và còn ở cả Trung Đông.

Nga có thực sự ủng hộ Tổng thống Assad?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 1

Binh sĩ Syria đứng gần chiếc xe in hình Tổng thống Assad, Tổng thống Putin (ảnh:AP)

Cho rằng Nga ủng hộ cá nhân Tổng thống Syria Bashar al-Assad là một sai lầm. Điều Moscow thật sự muốn là Syria có một chính phủ và quân đội hợp pháp được Liên Hợp Quốc công nhận để có thể duy trì trật tự và chiến đấu chống IS.

Điện Kremlin chắc chắn không muốn Syria hỗn loạn và trở thành trung tâm khủng bố như Afghanistan hay Somalia. Bởi từ Syria, khủng bố có thể đi qua Thổ Nhĩ Kỳ và vào vùng Caucasus.

Cuộc khủng hoảng Ukraina cung cấp cho Moscow động lực mới để tham gia vào cuộc xung đột Syria.

Chống IS và đóng một vai trò quan trọng để giải quyết xung đột làm tăng vị thế của Nga đem lại ưu thế trên bàn đàm phán các vấn đề khác với phương Tây, như việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi sáp nhập Crimea.

Nga có đem quân đội vào Syria?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 2

Bản đồ đánh dấu khu vực Nga không kích ở Syria. (Chấm trắng viền đỏ)

Một hoạt động mặt đất là tốn kém và có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể về nhân mạng.

Người Nga không cho rằng xung đột Syria là trận chiến của họ và chắc chắn không sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho Syria.

Hơn nữa, có một số lý do khách quan để loại trừ một hoạt động mặt đất lớn ở Syria, một trong số đó là Nga sẽ không được cung cấp hậu cần đầy đủ cho một lực lượng quân sự lớn trong khu vực.

Khi nào Nga rút khỏi Syria?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 3

Binh sĩ Nga đứng gác trên tàu tuần dương Phó Đô đốc Kulakov mang tên lửa tầm xa ở bờ biển Syria

Nga không có lợi ích chính trị lâu dài ở Syria nên không thể duy trì chi phí cho Không quân đồn trú mãi ở đó.

Về mặt lý thuyết, Không quân Nga sẽ tiếp tục ở Syria cho đến khi mối đe dọa ISIS biến mất. Có nghĩa là Không quân Nga sẽ ở đó tới khi tình hình ổn định và quân chính phủ có thể tự chiến đấu.

Người Nga sẽ cử chuyên gia quân sự để đào tạo và cung cấp vũ khí cho quân đội Syria.

Nga có cho al-Assad tị nạn chính trị nếu ông này từ chức?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 4

Sinh viên Đại học Al-Baath tổ chức một cuộc biểu tình ở Homs ủng hộ hoạt động quân sự của Nga tại Syria. (Ảnh: Sputnik)

Cho đến nay, câu chuyện al-Assad có từ chức hay không vẫn chưa sáng tỏ, và hiện cũng không có gương mặt nào khả dĩ kế nhiệm được ông.

Nhiều khả năng, ngay cả khi ông ta không còn là người đứng đầu nhà nước, Assad vẫn sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nền chính trị Syria.

Tuy nhiên, Moscow có thể cấp cho al-Assad tị nạn chính trị nếu ông ta từ chức như là một phần của thỏa thuận hòa bình.

Trong thực tế, al-Assad chỉ có hai lựa chọn nếu ông bị trục xuất: Nga hay Iran. Ở các nước khác, ông có thể bị truy tố vì những cáo buộc tội ác chiến tranh.

Nga có lợi ích kinh tế ở Syria?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 5

Kim nghạch thương mại của Nga và Mỹ ở Trung Đông (Màu đỏ: Nga, Màu xanh: Mỹ)

Syria thường liên kết và hợp tác về kinh tế với các nước châu Âu,các nước trong khu vực và không phải là một trong những đối tác thương mại chính của Nga.

Các công ty Nga quan tâm đến việc xây dựng đường ống dẫn dầu tại Syria và phát triển các giếng dầu và khí đốt tự nhiên, nhưng số lượng hợp đồng là khá nhỏ.

Năm 2008, trao đổi thương mại giữa Nga và Syria đạt 2 tỷ USD trong khi con số của nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đạt tới 3,8 tỷ USD.

Nga cần Syria để quay lại Trung Đông?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 6

Tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng Pyotr Veliky, Nga tuần tra trên biển Địa Trung hải

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cần hải cảng ở Syria để đối phó với Hạm đội Hoa Kỳ ở Địa Trung Hải.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nga đã không còn quan tâm đến các căn cứ của Syria. Về hình thức, nó vẫn kiểm soát một bến tàu và một số kho tại cảng Tartus. Tuy nhiên, nó đã được hầu như không được sử dụng.

Nga cũng không có kế hoạch đặt ảnh hưởng với Trung Đông. Hiện giờ, Nga không phải là một thế lực toàn cầu, chỉ là một cường quốc trong khu.

Moscow quan tâm nhiều hơn tới mối quan hệ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Nga là đồng minh với Iran và đối kháng chế độ quân chủ vùng Vịnh Ba Tư?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 7

Tổng thống Iran Hassan Rouhani (giữa) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (Phải)

Nga và Iran vô tình trở thành đối tác tại Syria vì cả hai nước đều thấy IS là kẻ thù và tin rằng tình hình hiện nay trong khu vực là kết quả của chính sách Trung Đông thất bại của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Moscow không muốn tham gia vào cuộc đối đầu giữa Arab Saudi và Iran. Russia muốn hợp tác với cả người Shiite ở Iran và người Sunni ở Ai Cập, Jordan và UAE.

Cuối cùng, ta nên nhớ rằng Nga vẫn duy trì mối quan hệ thân thiện với Israel, mà theo truyền thống là một trong những đối thủ chính của Tehran.

Đó là lý do tại sao điện Kremlin đã được trì hoãn việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Iran.

Nga và Arab Saudi có phải là thù địch?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 8

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Trái), và Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel bin Ahmed Al-Jubeir trong 1 cuộc gặp ở Moscow, Nga. (Ảnh: AP)

Do sự khác biệt của họ trong quan điểm về Syria, quan hệ giữa Nga và Arab Saudi rõ ràng là căng thẳng, nhưng họ khó có thể được gọi là thù địch.

Moscow và Riyadh đang sẵn sàng hợp tác trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích của họ (Ví dụ: Ai Cập mua vũ khí của Nga bằng tiền Saudi).

Hơn nữa, trong suốt sáu tháng cuối cùng của năm 2015, Arab Saudi đã cố gắng đàm phán với Kremlin và Moscow cũng tỏ thái độ hợp tác.

Mục tiêu chiến lược của chính sách của Nga tại Trung Đông là gì?

  Mục tiêu 'hết sức giản đơn' của chính sách Nga ở Syria và Trung Đông - Ảnh 9

Tổng thống Nga Putin và các tướng lĩnh trong cuộc họp về tình hình Syria

Nga đã lo ngại về sự bất ổn ở Trung Đông bắt đầu từ sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq.

Điện Kremlin đã nghĩ rằng phương Tây và các đồng minh khu vực đã hành động vô trách nhiệm trong hành xử ở Libya, dẫn đến sự mất mát của các hợp đồng quân sự và dân sự lớn.

Chính phủ Nga muốn Trung Đông để trở nên ổn định và có thể dự đoán, loại bỏ các mối đe dọa khủng bố và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty quốc gia.

Thật vậy, các công ty dầu mỏ của Nga và các lĩnh vực quốc phòng và công nghiệp đã bày tỏ sự quan tâm của họ tới khu vực.

Với sự suy thoái trong mối quan hệ của Nga với phương Tây, điện Kremlin muốn đảm bảo rằng các quốc gia Trung Đông không tham gia lệnh trừng phạt chống Nga và duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga.

Phong Lan

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.