Biến đổi khí hậu có phải vấn đề lớn nhất của chúng ta không?
Monday, March 21, 2016 18:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Có phải khí hậu do con người tạo ra này là vấn đề lớn nhất? Những vụ cháy rừng, hạn hán và bão mà chúng ta thấy trên truyền hình có phải là những điềm báo cho những thứ còn tồi tệ hơn? Liên Hợp Quốc và nhiều nhà lãnh đạo chính trị cũng nghĩ vậy và muốn tiêu hàng nghìn tỉ đô để đảo ngược cái xu hướng đang nóng lên này. Liệu họ có đúng?Chi phí khổng lồ có thay đổi được chiều hướng này? Nhà Kinh Tế Bjon Lomborg, tác giả của Consensus Center, giải thích vấn đề cốt yếu và đưa ra một kết luận nghiêm túc.
Một trong những cuộc tranh cãi dai dẳng về vấn đề khí hậu là trái đất nóng lên dẫn đến thời tiết khắc nghiệt. Đây là mối quan tâm chung cho những ai lo sợ về việc hành tinh đang nóng lên một cách nguy hiểm. Tổng thống Barack Obama đã rất hùng hồn trong bài Thông Điệp Liên Bang của ông ta năm 2013, khi ông ta nói về “sự tàn phá của những ngọn lửa đang hoành hành, những cơn hạn hán làm tê liệt và bão lớn ngày càng nhiều.” Những người khác cũng chia sẻ nỗi đồng cảm tương tự.
Nóng Lên Toàn Cầu là vấn đề cần được quan tâm, nhưng sự phóng đại chẳng giúp ích được gì. Nó thường làm người ta xao lãng khỏi những phương án đơn giản, dễ dàng và thông minh hơn. Để tìm được những phương án đó, hãy tập trung vào ba “yếu tố chính” của ngày tận thế mà Tổng Thống Obama đề cập đến.
Phân tích lịch sử về những vụ cháy rừng trên thế giới cho ta thấy rằng từ năm 1950 con số đó đã giảm đến 15% trên toàn cầu. Ước tính này được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học, rằng ngay cả với sự nóng lên toàn cầu, mức độ cháy rừng sẽ tiếp tục giảm cho đến giữa thế kỷ và sẽ không trên mức của năm 1950 – mức tệ nhất của đám cháy – trước khi kết thúc thế kỷ.
Tuyên bố hạn hán là một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu cũng là sai. Thế giới đã không nhìn thấy sự gia tăng trong hạn hán. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature tháng 3 năm 2014 cho thấy đã có chút thay đổi trên toàn cầu trong đợt hạn hán suốt 60 năm qua.
Ban Điều Hành Khí Hậu Liên Hiệp Quốc năm 2012 đã kết luận: “Một số khu vực trên thế giới đã trải qua đợt hạn hán dữ dội và kéo dài hơn, đặc biệt là ở miền nam châu Âu và Tây Phi, nhưng một số khu vực hạn hán đã trở nên ít hoặc ngắn hơn, ví dụ như ở trung tâm Bắc Mỹ và Úc Tây Bắc “.
Và cuối cùng, yế tố thứ ba: bão. Hoạt động của bão trên toàn cầu ngày nay, được đo bằng tổng năng lượng, vẫn chưa hề giảm đi kể từ những năm 1970.
Trong khi có khả năng là chúng ta sẽ gặp những cơn bão mạnh hơn (nhưng ít hơn) như việc khí hậu tiếp tục thay đổi, thiệt hại sẽ thấp hơn vì chúng ta sẽ thích nghi tốt hơn. Một nghiên cứu môi trường tháng 3 năm 2012 cho thấy chi phí thiệt hại toàn cầu từ các cơn bão sẽ ở khoảng 0.02% tổng sản phẩm trong nước năm 2100 – giảm 50% so với hiện nay 0,04%.
Hãy để tôi làm rõ: điều này không có nghĩa biến đổi khí hậu không phải là một vấn đề. Nó có nghĩa là việc phóng đại mối đe dọa và tập trung vào nguồn tài nguyên là không đúng vấn đề mà ta cần nói đến.
Hãy xem xét các cơn bão (mặc dù điểm tương tự cũng xảy ra đối với cháy rừng và hạn hán). Nếu mục đích để giảm bớt thiệt hại do bão, sau đó tập trung vào khả năng phục hồi – thì tốt hơn là nên xây dựng những bộ luật tốt hơn và thực thi tốt những bộ luật đó. Việc kết thúc trợ cấp bảo hiểm cho cơn bão để phản đối việc xây dựng trong các khu vực trọng yếu, dễ gặp bão cũng sẽ giúp ích, như việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt hơn cũng vậy (từ đê mạnh hơn đến cống dung lượng cao).
Những giải pháp này nhanh chóng và tương đối rẻ. Quan trọng nhất, nó sẽ giảm bớt thiệt hại của cơn bảo trong tương lai, cho dù thời tiết có gây ra hay không. Bang New York và New Jersey đã tập trung nguồn lực vào việc xây dựng đê biển và thêm cửa bão cho hệ thống tàu điện ngầm và việc sửa chữa đơn giản như vỉa hè xốp, thì cơn bão Sandy sẽ ít gây thiệt hại hơn rất nhiều.
Về lâu dài, thế giới cần phải cắt giảm carbon dioxide vì nó gây ra hiện tượng Nóng Lên Toàn Cầu. Nhưng nếu các nỗ lực chính để cắt giảm khí thải là thông qua các khoản trợ cấp cho các năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời, hầu như chẳng đạt được điều gì tốt – mà chi phí lại rất cao.
Chi phí của chính sách khí hậu chỉ riêng ở Liên Minh Châu Âu- để giảm lượng khí thải vào năm 2020 lên 20% mức năm 1990 – được ước tính vào khoảng $250 tỷ mỗi năm, tương đương khoảng $20 nghìn tỷ trong thế kỷ này. Và những lợi ích, khi ước tính sử dụng mô hình khí hậu tiêu chuẩn, sẽ làm giảm nhiệt độ chỉ bằng một lượng của một phần mười trên 1 độ F vào cuối thế kỷ này.
Ngay cả trong năm 2040, theo kịch bản lạc quan nhất, Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế ước tính rằng chỉ có 2,2% năng lượng của thế giới đến từ gió và mặt trời. Như trường hợp ngày nay, gần 80% vẫn sẽ đến từ nhiên liệu hóa thạch. Khi năng lượng xanh đắt hơn nhiên liệu hóa thạch, thị trường đang phát triển như ở Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu vẫn sẽ được hoạt động nhờ nguyên liệu hóa thạch đó.
Năng lượng mặt trời, gió và năng lượng tái tạo khác vẫn không hiệu quả vì chúng cần trợ cấp nhiều hơn $120 tỷ USD mỗi năm. Và ngay cả trong năm 2040, chúng cũng không có hiệu quả. Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính chúng vẫn sẽ cần đến hơn $200 tỷ USD mỗi năm.
Thay vì đổ tiền vào các khoản trợ cấp hiện tại cho, gió và năng lượng mặt trời không mang lại hiệu quả, chúng ta sẽ được lợi hơn nhiều nhờ việc hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng xanh để làm cho chúng rẻ và nhanh hơn.
Khi đổi mới cuối cùng đã làm cho năng lượng xanh rẻ đi hay rẻ hơn so với năng lượng hóa thạch, thì tất cả mọi người sẽ sử dụng nó, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Cho đến lúc đó, chúng ta hãy làm dịu cái nỗi sợ của mọi người xuống và đưa ra quyết định thực tế sẽ giúp ích cho mọi người dân vào lúc này.
Tôi là Bjorn Lomborg, Chủ tịch Trung Tâm Đồng Thuận Copenhagen.
—-
Bjorn Lomborg, Is Climate Change Our Biggest Problem?, Prager University
Dịch: Ghost, Biên tập: Bé Sao @ CAFEKUBUA.COM
Link blog: http://cafekubua.com/2016/03/19/bien-doi-khi-hau-co-phai-van-de-lon-nhat-cua-chung-ta-khong/
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo