Thổ Nhĩ Kỳ sau hơn nửa thế kỷ là một đồng minh mạnh mẽ ở Trung Đông đang càng ngày càng xa rời với mục tiêu chung của NATO.
Tờ Huffington Post của Mỹ cho rằng vì mải đề phòng những ‘kẻ thù’ bên ngoài, NATO đã không nhận thấy mối nguy hiểm hàng đầu xuất hiện ngay trong nội bộ liên minh.
Tờ báo này chỉ ra: Kể từ khi ông Erdogan lên nắm quyền vào 2003, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức thay đổi quan điểm theo hướng độc tài và bảo thủ tôn giáo, dần đánh mất bạn bè và và thường “chen chân vào thế đối đầu”.
Có thể kể đến cuộc chiến với 25 triệu người Kurd. Căng thẳng leo thang tới mức báo động với Nga. Và một tình trạng xã hội bất ổn với những vụ đánh bom khủng bố.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan |
“Dưới sự lãnh đạo của Erdogan, đồng minh NATO của chúng tôi đã bắt giữ rất nhiều nhà báo, bỏ tù hàng ngàn sinh viên chỉ vì tự do ngôn luận, và thay thế trường học bằng trường dạy tôn chỉ Hồi giáo.
Ông ta công khai ủng hộ Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas trong khi cáo buộc đồng minh Israel phạm “tội ác chống lại nhân loại.”
Từ chối cho Mỹ sử dụng các căn cứ không quân để tiến hành chiến dịch không kích trong cuộc chiến tranh Iraq và sau đó là chống lại những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Syria.
Khi các đồng minh phương Tây đang chiến đấu để đẩy lùi các chiến binh IS tại thị trấn Kobani ở Tây Syria hai năm trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ án binh bất động.
Xe cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp người Kurd |
Trong thực tế, có những bằng chứng chỉ ra rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy “bộ máy chiến tranh IS”. Các phần tử IS trên khắp thế giới được tự do di chuyển trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ rồi qua phía bắc Syria. Người Thổ để mặc IS buôn bán dầu lậu qua biên giới.
Ngoài ra người Thổ còn cung cấp thiết bị, hộ chiếu, đào tạo, chăm sóc y tế, v.v… đến các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay vẫn đòi hỏi NATO phải hỗ trợ người Thổ vô điều kiện, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ahmet Davutoglu tuyên bố hôm thứ Bảy rằng ông hy vọng “đồng minh Mỹ của chúng tôi sẽ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ không ngập ngưng, không do dự”.
Tất cả những phản ánh trên đây để nói lên rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang đem lại những mối nguy cho NATO và đang “phản bội” lại những lợi ích của liên minh.
Mặc dù trong suốt 67 năm tồn tại, NATO không hề có cơ chế chính thức loại trừ quốc gia thành viên cho phép mình hành động vượt ngoài khả năng kiểm soát. Nhưng NATO không được phép nhân nhượng Ankara trong bất kể mọi trường hợp.
“Thay vào đó, họ nên chính thức loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO trước khi sự hung hăng và hiếu chiến không ngừng của nước này kịp lôi kéo cộng đồng quốc tế vào một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”.
Phong Lan