Động cơ lượng tử hay động cơ phản hấp dẫn của người Nga được cho là sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo khoa học – công nghệ thế kỷ 21.
Động cơ phản hấp dẫn: Vô hiệu hóa trọng lực… xe tăng
Những ai hiện vẫn còn suy nghĩ rằng Nga chỉ là cường quốc sống nhờ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thì đã đến lúc phải suy nghĩa lại!
Các chuyên gia nghiên cứu của Nga đã thử nghiệm thành công một loại động cơ mà chỉ mới vài năm trước đây thôi chỉ có trong khoa học viễn tưởng.
Đó là động cơ lượng tử, hay còn được gọi bằng một tên khác là động cơ phản hấp dẫn, có tác động vô hiệu hóa trọng lực của các vật thể như xe tăng, máy bay, tàu chiến v.v. và tạo khả năng chế tạo các phương tiện vận tải chuyển động nhanh gấp hàng ngàn lần so với hiện nay!
Tiến sỹ Vladimir Leonov, người từng đoạt Giải thưởng Quốc gia của Chính phủ Nga, người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về Lý thuyết siêu liên kết, cho biết:
Mẫu thử nghiệm thành công của người Nga về động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trong thế kỷ 21, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong thế kỷ 20.
Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng một lý thuyết khoa học cơ bản hiện đại, được gọi là Lý thuyết siêu liên kết do các nhà khoa học Nga xây dựng nên, đưa nước Nga vào vị thế hàng đầu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của thế giới.
Tiến sỹ Vladimir Leonov cho biết, động cơ lượng tử không cần bộ phận truyền động để dẫn động bánh xe, cũng không cần các bộ phận như vòng bi, nhưng vẫn chuyển động được theo phương nằm ngang hoặc cất cánh thẳng đứng nhờ nội lực bên trong.
Động cơ lượng tử được các nhà khoa học Nga thử nghiệm thành công năm 2009. Đến năm 2014, người Nga đã thử nghiệm thành công động cơ có trọng lượng 54kg nhưng tạo ra lực đẩy theo phương thẳng đứng với xung lực có cường độ 500-700 kg lực với năng lượng điện tiêu thụ chỉ bằng 1 kw.
Với động cơ này, các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công khí tài bay chuyển động với gia tốc lớn gấp 10-12 gia tốc trọng trường (chuyển động rơi tự do), nghĩa là lớn gấp 10-12 lần tốc độ rơi tự do của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
1000 km/giây!
Theo nhận định của Tiến sỹ Vladimir Leonov, các động cơ tên lửa thông thường hiện nay đã đạt tới khả năng giới hạn của kỹ thuật.
Sau 50 năm phát triển, xung lực động cơ tên lửa chỉ có thể tăng từ 220 giây (tên lửa Faw-2 của Đức trong Thế chiến 2) lên tới 450 giây (trong động cơ tên lửa Proton của Nga). Còn xung lực động cơ lượng tử đã đạt tới hàng chục triệu giây.
Vì thế, động cơ tên lửa thông thường có trọng lượng 100 tấn chỉ chở được tải trọng có ích khoảng 5 tấn (hiệu suất 5%), còn động cơ lượng tử 100 tấn có thể mang được 90 tấn hàng. Như vậy, so hiệu suất của động cơ tên lửa thông thường, hiệu suất của động cơ lượng tử tăng 900%!
Về tốc độ, động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với tốc độ 1000 km/giây, trong khi tốc độ tên lửa thông thường chỉ đạt tới mức tối đa 18km/giây.
Vì thế, về mặt lý thuyết, với động cơ lượng tử, khí tài bay có thể bay từ Trái Đât lên Sao Hỏa trong vòng 42 giờ, tới Mặt Trăng-3,6 giờ.
Với động cơ lượng tử, người Nga lại một lần nữa di đầu trong cuộc chính phục và khám phá vũ trụ, mở ra một kỷ nguyên mới du hành giữa các vì sao.
Năng lượng để cung cấp cho động cơ lượng tử được tạo ra từ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh với hiệu suất lớn gấp 1.000.000 lần so với động cơ thông thường sử dụng năng lượng hóa học.
Kỹ sư người Italia, ông Andrea Rossi, là người đầu tiên thử nghiệm thành công phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh, sau đó các nhà khoa học Nga cũng đã làm chủ được công nghệ này.
Theo Tiến sỹ Vladimir Leonov, 1 kg chất nikel làm nguyên liệu dùng trong phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh có thể tạo ra năng lượng sử dụng tương đương 1.000.000 kg xăng!
Sắp tới đây, các máy bay được lắp động cơ chạy bằng năng lượng tổng hợp nhiệt hạch lạnh có điều khiển sử dụng trong động cơ lượng tử, có thể bay từ Moscow tới New York chỉ mất 1 giờ thay vì 10 giờ như hiện nay.
Cũng theo Tiến sỹ Tiến sỹ Vladimir Leonov, các khí tài bay được lắp động cơ lượng tử có thể chuyển động trong tất cả các môi trường: đường không-vũ trụ, dưới biển, trên biển và trên mặt đất.
theo Trí Thức Trẻ , 27/11/2015
Filed under: Khoa học Giáo dục, Uncategorized Tagged: Động cơ lượng tử, động cơ phản hấp dẫn