Moscow có thể cũng đang cảnh giác trước thuyết âm mưu cho rằng có một “bẫy chốt sắc nhọn”, nguy hiểm có thể được một thế lực nào đó đã và đang cố tình giăng ra với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin là người quyết định mọi vấn đề mang tính chiến lược, Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Nga. |
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Al-Araby Al-Jadeed, Người đừng đầu Ủy ban nghị viện Iraq – ông Hakim al-Zamili cho hay, trong trường hợp leo thang, chính quyền Baghdad có thể cầu viện, nhờ Nga giúp đỡ giải quyết sự vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm lãnh thổ của Iraq.
Trước đó, có những báo cáo nói rằng từ hôm thứ Sáu cuối tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động đến miền Bắc Iraq khoảng 130 binh sỹ để cố vấn cho lực lượng quân sự người Kurd ở thành phố Mosul trong hoạt động huấn luyện.
Lực lượng người Kurd ở miền Bắc Iraq cũng được cho là nhóm quân đang tham gia các chiến dịch chống lại những phần tử thuộc phong trào khủng bố IS ở Iraq và Syria.
Hôm thứ Bảy vừa qua, chính quyền Iraq cũng đã tuyên bố rằng hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là việc làm vi phạm chủ quyền của Iraq bởi hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ không được Bagdad cho phép.
Nhà lập pháp Hakim al-Zamili cho hay “chúng tôi có thể đề nghị Nga can thiệp quân sự trực tiếp tại Iraq để phản ứng lại sự xâm phạm của Thổ Nhĩ Kỳ bởi chúng là những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Iraq”.
Trước đó, quan chức Iraq cũng thẳng thừng đe doạ Thổ Nhĩ Kỳ bằng hành động quân sự nếu Thổ Nhĩ Kỳ không cho quân rời Iraq trong vòng 2 ngày tính từ lúc tuyên bố.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Haider Abadi trước đó cũng đã có tuyên bố tương tự, đồng thời yêu cầu Ankara phải đưa quân lính, trang bị, phương tiện, trong đó có cả xe tăng và pháo binh ra khỏi lãnh thổ Iraq.
Chính quyền Iraq và Moscow đang có một mối quan hệ tốt trong bối cảnh khu vực Trung Đông đang có những biến động hết sức khó lường.
Mặc dù sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Saddam Hussein và dựng lên ở Baghdad một chính quyền mới thân Mỹ nhưng quan hệ giữa Iraq và Nga hiện nay là khá tốt.
Khi Nga phát động các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria từ các tàu chiến của Hạm đội Caspian đều phải bay qua và được sự nhất trí của cả Iraq và Iran.
Hiện nay, Iraq cũng đang khốn đốn vì sự quấy phá của khủng bố IS thì quan hệ với Nga lại càng trở lên gần gũi hơn.
Tuy nhiên, nếu có nhận được đề nghị Nga can thiệp quân sự trực tiếp để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga chắc chắn cũng sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng và khả năng này gần như khó có thể xảy ra.
Điều này xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Thậm chí, ngay cả khi quan hệ Nga và Thổ cũng đang hết sức căng thẳng như hiện nay cũng khó có chuyện Moscow đưa quân bị giúp Iraq bởi Moscow có thể cũng đang cảnh giác trước thuyết âm mưu cho rằng có một “bẫy chốt sắc nhọn” nguy hiểm có thể được một thế lực nào đó đã và đang cố tình giăng ra để làm suy yếu triệt để cường quốc quân sự Nga.
Hoà Bình