ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đằng sau ‘ánh hào quang’ của nghề môi giới bất động sản
Thursday, December 24, 2015 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lương cứng từ 4-6 triệu đồng một tháng, hoa hồng bán căn hộ hàng chục triệu đồng thậm chí hàng trăm triệu đồng/căn đã khiến cho nghề môi giới bất động sản trở nên “hot” trong mắt nhiều bạn trẻ.

Vẻ ngoài hào nhoáng

Khi nhắc đến công việc lương cao hiện nay nhiều người thường nghĩ ngay đến nghề môi giới bất động sản hay còn gọi là sale bất động sản, một ngành nghề không quá mới trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Với mức thu nhập tượng trưng khoảng tầm 3-6 triệu đồng/tháng, người làm nghề môi giới bất động sản chủ yếu “sống” bằng tiền hoa hồng bán căn hộ.

Mức hoa hồng có thể dao động từ 5-6%, tùy theo quy chế mỗi công ty. Đối với những người môi giới lâu năm trong nghề, bán được một căn hộ 1 tỷ đồng và nhận hoa hồng 40-50 triệu đồng là chuyện bình thường.

Người “ngoại đạo” nhìn vào thường thấy, nghề môi giới bất động sản là một trong những nghề dễ dàng “hái ra tiền” hiện nay khi thu nhập không giới hạn, có khi lên đến hàng chục triệu đồng một tháng, ăn mặc đẹp khi đến công sở và đặc biệt là không gò bó thời gian như những người cùng làm văn phòng khác.

Chỉ với một từ khóa “tuyển sale bất động sản”, chưa đầy 0,6 giây chúng ta sẽ nhận được về hàng chục ngàn kết quả từ các trang thông tin tìm kiếm, những công ty bất động sản lớn nhỏ tuyển môi giới bất động sản với số lượng lớn và thu nhập của ngành này là không giới hạn, có khi lên đến hàng chục triệu đồng, hàng trăm triệu đồng một tháng.

Sự thật “không như mơ”

Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những phúc lợi cao thì nghề môi giới bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn thách thức, đôi khi là những giọt nước mắt của những người trong cuộc. Theo như chia sẻ của phần lớn người làm nghề môi giới nhà đất thì nhiều khách hàng hiện nay vẫn không phân biệt được đâu là môi giới bất động sản và đâu là “cò” nhà đất, họ thường đánh đồng cả hai nghề là một và có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với những người làm trong lĩnh vực này.

  Đằng sau 'ánh hào quang' của nghề môi giới bất động sản - Ảnh 1

Đằng sau nghề môi giới bất động sản không hào nhoáng như mọi người vẫn nghĩ.

Công việc tìm kiếm khách hàng của nghề môi giới bất động sản cũng không “trải đầy hoa hồng” như mọi người vẫn nghĩ, thông thường, để tìm kiếm một khách hàng thì nhân viên môi giới phải tỏa đi khắp nơi và tìm đủ mọi cách để tìm kiếm khách hàng. Một ngày gọi hàng chục cuộc điện thoại, nhắn hàng trăm tin nhắn spam giới thiệu dự án và phát hàng ngàn tờ rơi nhưng vẫn không kiếm được khách hàng đồng ý đến xem căn hộ là bình thường.

Thậm chí, có những trường hợp khách hàng đã đóng tiền giữ chỗ nhưng đến phút cuối lại đổi ý và không muốn chuyển cọc mà muốn lấy lại tiền thì nhân viên môi giới cũng đành ngậm ngùi chấp nhận.

Đối với những bạn trẻ mới ra trường hoặc những người muốn tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong ngành này nếu như không có bản lĩnh hoặc kinh nghiệm thì rất dễ nản mà bỏ cuộc ngay những ngày đầu nhận việc bởi số tiền “đầu tư” ban đầu bỏ ra quá lớn mà cơ hội thu về lại quá thấp.

Anh B., nhân viên kinh doanh tại sàn giao dịch bất động sản Khải Hoàn Land chi nhánh Him Lam (Quận 7, TP.HCM) chia sẻ: “Lương cơ bản của nhân viên kinh doanh bất động sản thường ở mức 6 triệu đồng/tháng nhưng chi phí cho tiền quảng cáo, spam tin nhắn cũng đội lên tầm 8 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể chi phí xăng xe nên chỉ có bán được căn hộ mới mong lấy lại vốn. Mọi người thường nghĩ nghề môi giới bất động sản là hái ra tiền nhưng thực chất đâu ai cho không ai thứ gì. Tiền kiếm được từ bất động sản lên xuống theo chu kỳ, có những tháng nhiều giao dịch nhưng cũng có những tháng không có giao dịch thì coi như chết đói. Nhiều người mới vô nghề đều bỏ cuộc nhưng những ai trụ lại mới có cơ hội làm giàu”.

Anh Quang, nhân viên môi giới bất động sản của Công ty TNHH Tổ Chức Nhà Quốc gia Bình Dương (N.H.O) cũng chia sẻ: “Khách hàng hiện nay đa phần thường chọn những dự án bất động sản do chủ đầu tư lớn, lâu năm trên thị trường đứng ra xây dựng. Đối với những dự án được triển khai bởi chủ đầu tư mới hay những dự án chưa được quảng cáo rầm rộ thì việc thuyết phục khách hàng đặt cọc là rất khó khăn. Bên cạnh việc sử dụng công cụ truyền thông báo chí chúng tôi còn phải áp dụng các hình thức truyền thống như gửi tin nhắn, phát tờ rơi tại các ngã tư đường hoặc dán thông tin trên các cột đường. Lương cứng nhân viên kinh doanh bên đây chỉ tầm 4 triệu đồng/tháng và sống nhờ hoa hồng bán căn hộ nên hầu như tất cả những công việc này nhân viên kinh doanh phải tự làm để tiết kiệm chi phí thuê người”.

Anh Quang chia sẻ thêm, những năm bất động sản nóng lên nhờ các thông tư chính sách thì việc bán căn hộ rất dễ nhưng có những khi thị trường đóng băng hoặc lắng xuống thì nhiều tháng trời không có lấy một giao dịch. Số đường dây nóng có khi nửa năm không ai gọi, nhiều anh em không sống nỗi với mức thu nhập 4 triệu/tháng mà xin nghỉ việc chuyển sang một ngành khác.

Thế mới thấy, đằng sau mỗi công việc lương cao cũng lắm trần ai và đôi khi còn là mồ hôi, những “giọt nước mắt” của người trong cuộc mà không phải ai cũng hiểu (!).

Diễm Trần

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.