ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tranh cãi xung quanh việc Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông
Friday, November 6, 2015 18:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama cần làm rõ hoạt động tuần tra tự do hàng hải, tránh tạo nên mối nghi ngờ về sự kiên quyết của Washington trong vấn đề Biển Đông.

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của hải quân Mỹ tuần trước đã tiến hành hoạt động “tuần tra tự do hàng hải” ở Biển Đông. Hoạt động được cho là nhằm khẳng định lập trường của Washington đối với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, kể từ đó, Lầu Năm Góc và các quan chức Mỹ đã không thể trả lời câu hỏi rằng, thực sự tàu khu trục USS Lassen đã làm gì khi đi gần bãi đá Subi, nơi Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép.

  Tranh cãi xung quanh việc Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông - Ảnh 1

Tàu khu trục tên lửa Mỹ trong một hoạt động diễn tập hỗn hợp đa quốc gia.

Các quan chức Mỹ còn đưa ra những thông tin trái chiều, đặt ra mối nghi ngờ rằng, liệu Washington đã sẵn sàng thách thức các yêu sách hàng hải phi lý của Trung Quốc.

Nếu như Mỹ tiến hành “hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải”. Điều đó có nghĩa là thiết bị phát hiện vật thể dưới nước trên tàu phải hoạt động, phải có trực thăng cất cánh từ boong tàu hoặc di chuyển trong khu vực.

Tuy nhiên, dường như không có trực thăng nào hoạt động cùng với USS Lassen. Tàu khu trục Mỹ cũng không thu thập thông tin tìn báo. Thậm chí, USS Lassen có thể đã đi thẳng qua khu vực mà không thay đổi lộ trình. Ngoài ra, có thông tin cho rằng, máy bay do thám P-8 hoạt động cùng với tàu USS Lassen dường như đã ở bên ngoài phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo.

Một số quan chức Mỹ còn nói trên tờ Defense News rằng, USS Lassen chỉ đơn giản đã “đi qua vô hại” gần đảo nhân tạo ở bãi đá Subi. Điều này đã khiến các chuyên gia và học giả quốc tế nghi ngờ hoạt động thực sự của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông.

Theo luật hàng hải, tàu thuyền hoặc một chiến hạm có thể “đi qua vô hại” trong vùng biển thuộc nước khác hoặc nước khác tuyên bố chủ quyền (hiện TQ đang tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông) mà không cần phải thông báo, miễn là không bày tỏ sự thù địch hoặc có hành động gây hấn.

Nếu USS Lassen đã đi qua vô hại thì điều đó có thể gây hiểu nhầm rằng Mỹ đã ngầm công nhận yêu sách chủ quyền (phi pháp) của Trung Quốc quanh các đảo nhân tạo. Điều này đi ngược lại lập trường của Washington về vấn đề Biển Đông. Hoạt động tự do hàng hải phải được thực hiện ở vùng biển quốc tế, nhằm nhấn mạnh quyền toàn cầu của việc tự do đi lại.

Washington cần lên tiếng giải thích

Theo nhận định của chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Petter Duntton đến từ trường Đại học Hải chiến Mỹ, Washington có lý do để tiến hành hoạt động tuần tra tự do hàng hải theo cách riêng.

Việc Mỹ đưa tàu khu trục đi qua vùng 12 hải lý quanh bãi đá Subi chỉ nhằm khẳng định quan điểm rằng, Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép sẽ không thể thay đổi cách mà Washington hoạt động ở trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.

Ngoài ra, trái ngược với luật hàng hải quốc tế, quy định phi pháp của Trung Quốc yêu cầu các tàu chiến dù chỉ “đi qua vô hại” cũng phải thông báo trước. Tàu chiến Mỹ đã không gửi thông điệp đến nhà chức trách Trung Quốc trong khi hoạt động gần bãi đá Subi. Như vậy, Washington vẫn đảm bảo tuần tra tự do hàng hải mà không phụ thuộc vào những hạn chế về hoạt động của tàu chiến mà Bắc Kinh đưa ra.

Các quan chức Mỹ cũng khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra như vậy gần đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong tương lai. Một hoạt động tuần tra quân sự có thể sẽ diễn ra gần Đá Vành Khăn. Đây là bãi đá duy nhất hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép không nằm trong vùng 12 hải lý thuộc các hòn đảo khác ở Biển Đông.

Hoạt động tuần tra như vậy đảm bảo lập trường của Mỹ, rằng Trung Quốc không thể đưa ra yêu sách trên các thực tế ngập hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Washington cũng sẽ hạn chế tối đa những phản ứng từ phía Bắc Kinh, vốn có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

Chuyên gia Bonnie Glaser và Petter Duntton kết luận, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama đã không làm tốt công việc giải thích về hoạt động tuần tra gần bãi đá Subi. Để đảm bảo rằng Trung Quốc và các quốc gia khác hiểu rõ hoạt động này, Lầu Năm Góc cần lý giải trên cơ sở pháp lý và làm rõ thông điệp muốn gửi đi.

Đăng Nguyễn (theo Foreign Policy, National Interest)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.