(Tình hình Biển Đông) – Đáng chú ý, trên các giá treo của máy bay có gắn các tên lửa lớp “không đối không” tầm trung PL-12 và PL8.
Trang Học Giả Ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản ngày 9/11/2015 có báo cáo dẫn nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết quân đội của Bắc Kinh đã triển khai (trái phép) các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư J-11BH/BHS với số lượng không xác định tới đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông nơi Trung Quốc từng dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép.
Máy bay tiêm kích đa năng J-11B của Trung Quốc được cho là cất cánh (phi pháp- PV) từ sân bay trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. |
Theo báo Nhật Bản, các máy bay chiến đấu J-11 trên có nhiều khả năng thuộc biên chế của Sư đoàn Không quân số 8 của quân đội Trung Quốc có căn cứ chính nằm trên đảo Hải Nam (cực nam tận cùng của TQ).
Theo Diplomat, khó có khả năng số máy bay này sẽ ở lại trong thời gian dài do điều kiện khí hậu trên Biển Đông khiến việc bảo dưỡng và duy trì hoạt động gặp nhiều khó khăn.
Giới quan sát cho rằng các máy bay chiến đấu TQ điều trái phép ra đảo Phú Lâm có thể là một phần của cuộc tập trận hải quân mà Trung Quốc đã tiến hành trên Biển Đông.
Liên quan đến sự kiện mà báo chí Trung Quốc, Nhật Bản đã đề cập, ngay từ hôm 1/11 vừa qua, Thông tấn Nga Tass cũng có báo cáo cho biết, lực lượng không quân Hải quân PLA đã tiến hành diễn tập điều không quân chiến đấu tới một trong những sân bay ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng trái phép).
Theo tin từ phía Nga, các máy bay tiêm kích đa năng J-11BH loại dùng riêng cho hải quân đã hạ cánh (trái phép) xuống sân bay của đảo Phú Lâm.
Đáng chú ý, trên các giá treo của máy bay có gắn các tên lửa không đối không tầm trung PL-12 và PL8.
J-11BH – loại máy bay tác chiến của không quân hải quân Trung Quốc (ảnh đồ hoạ) |
Sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm được TQ xây dựng phi pháp vào năm 1990 và là sân bay lớn nhất do Trung Quốc dựng lên trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Sân bay này có đường cất hạ cánh bằng bê tông với chiều dài sau khi sửa chữa vào năm 2014 đến 3km.
Báo Nga cũng đã đánh giá rằng, sân bay trên đảo Phú Lâm có thể tiếp nhận các loại máy bay tiêm kích, máy bay vận tải quân sự và máy bay ném bom chiến lược H-6 của Không quân PLA.
Cần phải nhấn mạnh rằng: Việc lập căn cứ, đóng quân, điều tàu chiến hay máy bay quân sự… của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đều là những hành động phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam – PV.
Hoà Bình