ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mối lo ngại lớn nhất của Tổng thống Nga Putin khi can thiệp ở Syria
Monday, November 2, 2015 16:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình chiến sự ở Syria) – Tổng thống Nga Putin luôn lo ngại về ranh giới can thiệp quân sự ở Syria, tạo nên làn sóng phản đối của cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni ở Nga và trên thế giới

Foreign Policy ngày 2/11 đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia Marvin Kalb thuộc Viện Nghiên cứu Brookings, về mối lo ngại lớn nhất của ông Putin khi quyết định can thiệp quân sự vào Syria.

Tổng thống Nga Putin đã đưa ra quyết đinh táo bạo khi can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria. Ông Putin triển khai những vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga nhằm bảo vệ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đưa Moscow trở thành trung tâm trong các nỗ lực ngoại giao ở Trung Đông.

  Mối lo ngại lớn nhất của Tổng thống Nga Putin khi can thiệp ở Syria - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladmir Putin trong cuộc gặp các tu sĩ Hồi giáo tại thành phố Ufa năm 2013.

Thông điệp của ông Putin hết sức đơn giản: Nga đã trở lại trong vai trò siêu cường và mọi chiến lược nhằm chấm dứt cuộc xung đột Syria sẽ phải thông qua Moscow.

Sau một tháng không kích chống khủng bố, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp với ông Assad tại thảo luận về giải pháp chính trị, chấm dứt chiến tranh.

Mỹ ngay lập tức đã nhận ra chiến lược của người Nga, chỉ sau một cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, người đồng cấp John Kerry đã mời Nga và Iran tham dự cuộc đàm phán hòa bình về vấn đề Syria ở Vienna (Áo) ngày 30/10.

Trên thực tế, ông Putin hoàn toàn có thể đạt được thành công mang tính đột phá. Nhưng Tổng thống Nga cũng đã chạm vào tổ ong ở Syria, chuyên gia Kalb bình luận.

Trong số 144 triệu người dân Nga ở thời điểm hiện tại, có hơn 20 triệu công dân là người Hồi giáo dòng Sunni. Đây cũng là cộng đồng Hồi giáo mà Nga đang tiến hành ném bom ở Syria vì nhiều lý do. Bất kỳ một toan tính sai lầm nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến sự ủng hộ đối với ông Putin ở quê nhà.

Tổng thống Nga cũng mở rộng liên minh chống khủng bố người Shiite, bao gồm Iran, Iraq và Syria. Các bên trong liên minh cùng chia sẻ thông tin tình báo và không kích các mục tiêu khủng bố, bao gồm cả người Sunni.

Dù là ngẫu nhiên hay cố ý, ông Putin đã mở cuộc chiến tranh nhằm vào người Hồi giáo dòng Sunni, dẫn đầu bởi Saudi Arabia, quốc gia đồng minh với Mỹ.

Tổng thống Mỹ Obama từng khẳng định rằng, Washington không tham gia vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Moscow. Nhưng cuộc xung đột tôn giáo ở Syria rõ ràng đã dần tạo nên hai liên minh đối lập: Liên minh người Shiite do Nga hậu thuẫn và liên minh người Sunni do Mỹ ủng hộ.

Điều này cũng là một thách thức hiện hữu mà ông Putin phải đối mặt, bắt nguồn ngay từ trong nước. Tổng thống Nga từng trả lời trên kênh CBS rằng, lý do quan trọng nhất khiến Nga can thiệp quân sự vào Syria đó là “mối đe dọa nhằm vào chính người Nga”.

  Mối lo ngại lớn nhất của Tổng thống Nga Putin khi can thiệp ở Syria - Ảnh 2

Tổng thống Nga Vladmir Putin

Các chiến binh Hồi giáo trẻ tuổi mang quốc tịch Nga, vốn được huấn luyện bởi các nhóm cực đoan ở Syria, hoàn toàn có thể trở về quê hương để tiến hành khủng bố. “Cách tốt nhất là hỗ trợ chế độ Assad, chiến đấu chống khủng bố ngay ở Syria”, ông Putin giải thích.

Mối quan ngại về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã xuất hiện ở nước Nga ngay từ thế kỷ 19, khi các binh sĩ Liên Xô chiến đấu chống lại chiến binh Hồi giáo ở phía bắc Caucasus. Trải qua thăng trầm của lịch sử, mối lo ngại này vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

Giống như những người tiền nhiệm, ông Putin luôn bị ám ảnh bởi các nhóm khủng bố Hồi giáo. Ông Putin coi đây là mối đe dọa đến an ninh và ổn định của nước Nga. Mối đe dọa này cần phải được đánh bại, cho dù ở Syria hay ngay trên đất Nga.

Diễn biến giao tranh ở Syria khiến người ta khó có thể phủ nhận rằng, Nga đang dẫn đầu liên minh người Shiite bao gồm Iran, Iraq và Syria trong cuộc chiến với người Sunni ở Syria.

Trong bối cảnh người Hồi giáo Sunni ở Nga đang tỏ ra lo lắng và sợ hãi, một cuộc nổi dậy bởi cộng đồng Hồi giáo này là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Chuyên gia Kalb kết luận, đây chính là rủi ro lớn nhất trong canh bạc của ông Putin ở Syria. Ông chủ Điện Kremlin có thể gây chia rẽ trong cộng đồng người Hồi giáo ở Nga, khiến cho bạo lực bùng phát dù Tổng thống Nga không hề mong muốn.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.