ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Iran mong muốn sở hữu một số loại vũ khí hạng nặng của Nga
Tuesday, November 17, 2015 16:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tin quân sự nước ngoài) – Ngày 15/11, Tạp chí The National Interest (NI) của Mỹ đã đăng danh sách 5 loại vũ khí hiện đại của Nga mà Iran muốn sở hữu;

Ngày 15/11, Tạp chí The National Interest (NI) của Mỹ đã đăng danh sách 5 loại vũ khí hiện đại của Nga mà Iran muốn sở hữu; trong đó gồm tên lửa chiến dịch – chiến thuật Iskander, tên lửa đối hạm Kaliber, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, máy bay tiêm kích Su-35 Flanker và tàu đổ bộ lớp Ivan Gren.

1. Tên lửa chiến thuật – chiến dịch Iskander

Theo NI, nếu Tehran sở hữu tên lửa Iskander thì các mục tiêu kinh tế, quân sự và chính trị của các quốc gia Vùng Vịnh sẽ luôn nằm trong tầm ngắm của Iran.

Tên lửa Iskander là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch – chiến thuật áp dụng công nghệ tàng hình plasma và là ‘đối thủ rất khó chơi’ của mọi hệ thống tên lửa đánh chặn hiện đại.

  Iran mong muốn sở hữu một số loại vũ khí hạng nặng của Nga - Ảnh 1

Hệ thống tên lửa Iskander có khả năng tác chiến tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, xe chở có thể triển khai tại mọi địa hình. Một ưu điểm khác là hệ thống có khả năng tác chiến độc lập rất cao.

Một xe đầu đạn được biên chế 2 quả tên lửa, xe này có thể không cần dùng phương tiện trinh sát chiến lược như vệ tinh và máy bay trinh sát mà chỉ cần một ảnh chụp thực địa của mục tiêu và tiếp nhận chỉ lệnh phóng của lính trinh sát thực địa, sau đó phóng quả tên lửa đầu tiên, không đầy 1 phút sau tiếp tục phóng quả thứ 2.

2. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là Obyekt 188. T-90 cơ sở là một bản nâng cấp của T-72B, được tích hợp nhiều đặc tính thiết kế của T-80.

  Iran mong muốn sở hữu một số loại vũ khí hạng nặng của Nga - Ảnh 2

Mặc dù, chỉ là giải pháp tình thế, T-90 đã nhanh chóng trở thành mẫu tăng chủ lực của quân đội Nga và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. T-90 được lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu. Hệ thống kháng mìn bằng xung điện EMT-7 cũng được thử nghiệm trên T-90 nhưng nó chưa được lắp đặt phổ biến vào các T-90 đang hoạt động.

Tuy nhiên ngoài việc chỉ dùng cho xuất khẩu thì Bộ Quốc phòng Nga không quan tâm lắm đến loại T-90 này. Chỉ vài trăm chiếc T-90 được quân đội Nga đặt hàng bởi họ đang có chương trình phát triển xe tăng Armata hoàn toàn mới với các tính năng dựa nhiều trên mẫu thử nghiệm T-95 cùng hệ thống kéo đa chức năng có thể lắp ráp tùy theo yêu cầu sử dụng. Các chiếc T-72 hiện có thì được dùng để nâng cấp lên chuẩn T-90 để tiết kiệm chi phí thay vì phải mua mới.

3. Tên lửa đối hạm Kaliber

NI cho rằng, nếu có được tên lửa đối hạm mới như Kaliber có thể giúp Iran kiểm soát tốt hơn eo biển Hormuz. Đây là loại tên lửa hành trình sử dụng động cơ tuabin phản lực, bay sát mặt biển với tốc độ cận âm (0,8 Mach). Trong pha cuối trước khi chạm mục tiêu, tên lửa vọt lên cao và tăng tốc lên tốc độ 2,9 Mach và bay về phía mục tiêu theo chiều gần như thẳng đứng từ trên xuống.

  Iran mong muốn sở hữu một số loại vũ khí hạng nặng của Nga - Ảnh 3

Cơ chế này khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương không có đủ thời gian kịp phản ứng. Nếu Iran sở hữu loại tên lửa này, đây thực sự là một vấn đề đau đầu với hải quân các nước hoạt động trong khu vực Vịnh Persic.

4. Máy bay tiêm kích đa năng Su-35 Flanker

Su-35 Flanker là loại máy bay tiêm kích hạng nặng tầm xa thế hệ 4++ được phát triển từ dòng máy bay Su-27 Flanker. Su-35 được trang bị hai động cơ có khả năng đẩy véctơ giúp loại máy bay này kết hợp được cả tầm hoạt động, sức mạnh và khả năng cơ động.

  Iran mong muốn sở hữu một số loại vũ khí hạng nặng của Nga - Ảnh 4

Su-35 có thể tiêu diệt cả mục tiêu trên không và dưới mặt đất nhờ hệ thống ngắm bắn quang-điện tử tiên tiến. Hệ thống radar quét mạng pha điện tử thụ động Irbis-E có thể quét và khóa mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 400 km và được cho là có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình.

Su-35 được thiết kế với 12 giá treo để mang tên lửa không đối không, không đối đất và bom, thùng dầu phụ và cảm biến điện tử.

5. Tàu đổ bộ lớp Ivan Gren dự án 11171

Theo NI, Iran đã đặt hàng 6 chiếc tàu loại này với giá ban đầu mỗi chiếc khoảng 300 triệu USD. Điều này sẽ giúp cho Iran tăng cường khả năng tấn công đổ bộ vượt trội trong khu vực.

  Iran mong muốn sở hữu một số loại vũ khí hạng nặng của Nga - Ảnh 5

Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren dự án 11171 có lượng giãn nước 5.000-6.000 tấn, chở tới 13 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 36 xe bọc thép chở quân hay 300 lính thủy đánh bộ. Tàu được trang bị sân đáp trực thăng và hệ thống phòng thủ tích cực.

Nguyễn Hoàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.