ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Quan hệ Nga -Trung vụ lợi, tồn tại nhiều bất đồng sâu sắc
Friday, October 23, 2015 17:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Bắc Kinh và Moscow vốn luôn sát cánh bên nhau, đối trọng với phương Tây. Nhưng điều này có thể thay đổi trong bối cảnh một Trung Quốc trỗi dậy cần đến những hướng đi riêng.

Cuối tháng 9 vừa qua, phái đoàn Trung Quốc đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavlo Klimkin tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để thảo luận về khả năng ủng hộ Kiev giành ghế tại Hội đồng Bảo an.

Theo Foreign Policy, đây là bước đi đánh dấu quan hệ có chiều hướng đi xuống với Nga. Trung Quốc vốn luôn lên tiếng ủng hộ các hành động của Nga ở Liên Hợp Quốc. Sự kiện này cũng gửi thông điệp rõ ràng rằng đồng minh gần gũi nhất của Moscow sẵn sàng theo đuổi hướng đi riêng, ngay cả khi đi ngược lại lợi ích của Nga.

  Quan hệ Nga -Trung vụ lợi, tồn tại nhiều bất đồng sâu sắc - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Việc Trung Quốc duy trì sự ủng hộ đối với Nga ở Liên Hợp Quốc ngày càng gia tăng sức ép về mặt ngoại giao, đe dọa đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các đối tác thương mại ở Trung Đông hay Ukraine.

Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Ukraine, vượt qua Mỹ. Cuối cùng Ukraine đã giành được ghế trong Hội đồng Bảo an với 177 phiếu ủng hộ từ 193 nước. Tất nhiên khác với Nga hay Trung Quốc, Ukraine không có quyền phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Một quan chức Hội đồng Bảo an bình luận rằng, Bắc Kinh và Moscow vẫn tồn tại nhiều bất đồng trong các vấn đề trên thế giới. “Việc Nga sáp nhập Crimea hay cùng Iran tăng cường hỗ trợ quân sự cho Syria đều không đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Rõ ràng tồn tại khoảng cách giữa hai bên”.

Trong tương lai gần, một sự thay đổi lớn, đối lập giữa Trung Quốc và Nga sẽ chưa thể xảy ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây đang dần tác động để Bắc Kinh rời xa Nga, nhằm gây sức ép chính trị, buộc Nga phải kiềm chế các hoạt động quân sự ở Ukraine hay Syria.

Liên minh Trung-Nga tại Hội đồng Bảo an từ lâu đóng vai trò đối trọng với những tham vọng của Mỹ cũng như trong rất nhiều vấn đề an ninh cấp bách toàn cầu.

Hai nước đã 4 lần cùng phủ quyết các nghị quyết buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức. Trung Quốc cũng cần Nga trong vấn đề Triều Tiên.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên không hoàn toàn còn êm thấm. Khi Nga bắt đầu không kích tại Syria cuối tháng trước, Trung Quốc không tỏ ra nhiệt tình.

Ngay cả trong những lĩnh vực mà hai bên cùng chung lập trường, Trung Quốc và Nga đã cũng có những lý do riêng. Trong vấn đề sử dụng vũ lực ở Địa Trung Hải để ngăn dòng người tị nạn, Moscow phản đối khi cho rằng điều này là quá mức cần thiết. Trong khi đó, Trung Quốc lo ngại phương Tây sẽ lợi dụng nghị quyết của Liên Hợp Quốc để tác động đến các hoạt động thương mại của nước này trong khu vực.

“Trong rất nhiều trường hợp, Bắc Kinh đang cố tạo ra khoảng cách với Moscow”, nhà phân tích chính trị tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu Richard Gowan nhận định.

Ông Gowan cho rằng, hiện chưa rõ liệu Trung Quốc chỉ bất đồng với Nga về cách vấn đề riêng lẻ hay đây là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ. Dù sao, Bắc Kinh sẽ không thể sớm rời xa trong tương lai gần bởi hai bên vẫn cần đến nhau trong các vấn đề bất đồng với phương Tây.

“Mối quan hệ Nga-Trung không đơn giản như mọi người thường nghĩ, cùng nhau chống lại các chính sách của phương Tây”, chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Viện Brookings Philippe Le Corre nhận định

Ông Corre cho rằng, Tổng thống Nga Putin rất cần những người bạn và tìm cách nuôi dưỡng quan hệ tốt với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh vẫn không an tâm vì những hành động can thiệp quân sự của Nga ở Syria và Ukraine.

“Nga-Trung có cùng quan điểm về đối sách với phương Tây nhưng lại tồn tại bất đồng trong nhiều lĩnh vực”, theo ông Corre. “Nền kinh tế Nga có dấu hiệu sụt giảm và Trung Quốc không muốn bị cô lập trong cuộc đua trở thành cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới”.

Đăng Nguyễn (theo Foreign Policy)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.