ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nếu chiến tranh Mỹ – Trung xảy ra ở Trường Sa, bên nào sẽ thắng?
Tuesday, September 29, 2015 0:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình Biển Đông) – PLA sẽ không thể giành được bất cứu ưu thế nào so với Mỹ nếu nổ ra chiến tranh ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Franz-Stefan Gady, Biên tập viên của tạp chí Học giả ngoại giao của Nhật Bản, người chuyên theo dõi, phân tích mảng quan hệ quân sự, ngoại giao kỷ nguyên số gần đây có bài phân tích nói về khả năng xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.

  Nếu chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra ở Trường Sa, bên nào sẽ thắng? - Ảnh 1

TQ đang phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm gần, tầm xa để tấn công các hạm đội tàu sân bay Mỹ (ảnh giả tưởng do dân mạng TQ thiết kế)

Tác giả Franz-Stefan Gady cũng trích dẫn một số một dung được thể hiện trong bản báo cáo mới công bố của trung tâm RAND trong đó đánh giá khả năng tác chiến quân sự của quân đội Mỹ, Trung Quốc dựa trên những kịch bản chiến tranh tương lai giữa hai cường quốc này.

Franz-Stefan Gady cho rằng sức mạnh của quân đội Trung Quốc (PLA) hiện nay cũng vẫn chưa thể bắt kịp được năng lực quân sự tổng thể của Mỹ. Tuy nhiên, PLA cũng có thể trở thành một thách thức đánh kêt đối với sức mạnh Mỹ ở phạm vi PLA có thể triển khai tấn công trực tiếp.

Báo cáo dày 430 trang mới vừa được công bố gần đây của RAND với sự hợp sức của 14 học giả uy tín với tiêu đề “Biểu điểm năng lực quân sự Mỹ – Trung: Lực lượng, địa lý, cân bằng sức mạnh giai đoạn 1996-2017”.

Báo cáo của RAND lưu ý rằng Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực với các khởi đầu rất nhanh nhưng Hoa Kỹ vẫn là quốc gia có lực lượng quân sự chiếm nhiều lợi thế quan trọng hơn ở đa phần tất cả các lĩnh vực.

10 kịch bản xung đột quân sự cũng các được các chuyên gia chỉ ra để so sánh giữa quân đội hai cường quốc. Trong số này có xung đột Mỹ – Trung ở Đài Loan, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.

Trong các cuộc xung đột giả định này các nhà phân tích đã sử dụng dữ liệu đánh giá năng lực quân sự của Mỹ và Trung Quốc trong 4 giai đoạn chính của khoảng thời gian từ 1996 đến năm 2017.

Phân tích của RAND cũng tập trung nói kỹ về hai yếu tố là khoảng cách và vị trí địa lý ở mỗi kịch bản chiến tranh.

Dữ liệu so sánh cũng đã được tổng kết một cách khoa học theo phương pháp bảng biểu trong báo cao chi tiết của RAND. Các yếu điểm và lợi thế của các bên cũng được đánh giá rất kỹ càng và cụ thể thông qua các con số.

10 hạng mục đánh giá khả năng quân sự của Mỹ, Trung Quốc được đề cập gồm: Khả năng tấn công căn cứ không quân; Ưu thế trên không; Khả năng chọc thủng hệ thống không gian; Tấn công vượt mạng lưới phòng không; Tác chiến săn ngầm; Đối kháng vũ trụ Mỹ; Đối kháng vũ trụ Trung Quốc; Chiến tranh mạng; Ổn định hạt nhân.

Đánh giá chung, Trung Quốc có thể sẽ có khả năng triển khai tấn công và phòng thủ tốt hơn ở các trận địa, xung đột gần lục địa nhưng tỏ ra yếu thế khi tác chiến ở những nơi xa đất liền.

  Nếu chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra ở Trường Sa, bên nào sẽ thắng? - Ảnh 2

Các hạm đội tấn công tàu sân bay là một trong những lợi thế rất lớn của quân đội Hoa Kỳ

Theo tác giả Franz-Stefan Gady, một ví dụ điển hình là trong kịch bản mô phòng xung đột quân sự giữa quân đội Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, nơi mà hiện nay Trung Quốc đã xây dựng nhiều công trình quân sự phi pháp và đang quân sự hoá các hòn đảo mà Bắc Kinh đã cố tình xâm phạm chủ quyền ở đây) thì PLA khó lòng có thể địch lại được lực lượng của Mỹ.

Báo cáo của các chuyên gia quân sự, chính trị cho rằng PLA không thể giành được bất cứu ưu thế nào so với Mỹ nếu có chiến tranh với Hoa Kỳ ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Nếu so sánh cụ thể bằng 10 hạng mục khả năng quân sự như đã đề cập phía trên Trung Quốc chỉ ngang hàng với Mỹ được 4 trên 10. Trong khi đó, mặc dù là địa bàn xa lãnh thổ chính nhưng Mỹ vẫn có đủ phương tiện và sức mạnh để đối chọi là giành những lợi thế để chiến thắng nếu chiến tranh với Trung Quốc. Lợi thế của Mỹ ở khu vực Trường Sa chiếm 6/10.

Tuy nhiên, với kịch bản xung đột quân sự Mỹ – Trung liên quan đến đảo Đài Loan, Trung Quốc có lợi thế hơn Hoa Kỳ, đặc biệt là 2 hạng mục khả năng là: Tấn công căn cứ sân bay và Tác chiến săn ngầm. Các hạng mục của PLA có khả năng ngang hàng Mỹ chỉ có 4.

Với những đánh giá trên, có thể nhận định một cách rõ ràng rằng Bắc Kinh vẫn còn khoảng các rất lớn về năng lực và sức mạnh so với quân đội của Mỹ. Trong một cuộc đối đầu quân sự Mỹ – Trung trong tương lai phần thắng vẫn nghiêng về phía Mỹ.

Cuối cùng bài phân tích của tác giả Franz-Stefan Gady dựa trên báo cáo RAND cũng cho rằng mục tiêu của Trung Quốc hiện nay là phòng thủ chiến lược nên TQ sẽ làm mọi cách để giữ được các ưu thế gần lãnh thổ như đã đề cập trong trường hợp xảy ra xung đột với một cường quốc quân sự như Mỹ.

Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hoá quân sự để có thể đạt được mục tiêu giành ưu thế trên không và trên biển so với quân đội Mỹ và mục tiêu trong tương lai của TQ là “giành được những mục tiêu giới hạn mà không cần phải dốc sức đánh bại Mỹ”.

Hoà Bình

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.